Kế hoạch Thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn xã Xuân Hồng thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Ngày 28/05/2024 09:30:41

 


ỦY BAN NHÂN DÂN
 XÃ
XUÂN HỒNG

 


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

Số: 30/KH-UBND

 Xuân Hồng, ngày 23  tháng 05 năm 2024

KẾ HOẠCH

Thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn xã Xuân Hồng

thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

 
   

 

          Căn cứ Nghị quyết 06/2022/NQ-HĐND ngày 11/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về Quy định định mức hỗ trợ cho một dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Nghị quyết 08/2022/NQ-HĐND ngày 11/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về Quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND ngày 29/09/2023 của HĐND tỉnh sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị quyết 06/2022/NQ-HĐND ngày 11/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về Quy định định mức hỗ trợ cho một dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 29/09/2023 của HĐND tỉnh sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành theo Nghị quyết số 08/2022/NQ-HĐND ngày 11/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

Căn cứ Hướng dẫn số 01/HD-SLĐTBXH ngày 11/01/2023 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương tình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 11/4/2024 của UBND huyện Thọ Xuân về việc triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo vững năm 2024.

UBND xã Xuân Hồng xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024. 

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích.

Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo, cận nghèo, người mới thoát nghèo; phấn đấu đạt các chỉ tiêu về giảm nghèo năm 2024 theo Kế hoạch đề ra.

          Tiếp tục tập trung huy động nguồn lực, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các dự án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội để hỗ trợ giảm nghèo, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu tạo điều kiện để người nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin; thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo.

2. Yêu cầu:

1. Tuyên truyền đầy đủ, sâu sắc quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tới cấp ủy, chính quyền địa phương và toàn thể Nhân dân;

2. Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế , các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp  và phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 theo các nội dung hoạt động của dự án đảm bảo hiệu quả.

3. Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng các ngành, đoàn thể,  thành viên Ban chỉ đạo thực hiện dự án nhằm khắc phục tình trạng thiếu quyết liệt trong việc vận động, giúp đỡ, thực hiện, các chính sách phát triển đa dạng hóa sinh kế, các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, giảm nghèo bền vững. 

II. Nội dung kế hoạch

 

1.     Thông tin tuyên truyền:

-Thông tin tuyên truyền khoản 1 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chươngtrình mục tiêu quốc gia (đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơchế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia), cụ thể:

+ Đảm bảo tỷ lệ tham gia của người dân thuộc đối tượng đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ) (Các dự án, kế hoạch, phương án, mô hình (gọi chung là dự án) phát triển sản xuất phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia dự án là đối tượng hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó ưu tiên nguồn lực hỗ trợ thực hiện dự án có trên 70% người dân tham gia dự án là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, phụ nữ thuộc hộ nghèo) và quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 

+ Cộng đồng dân cư đề xuất dự án, phương án sản xuất, dịch vụ là nhóm hộ được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; tổ hợp tác thành lập tự nguyện theo quy định của pháp luật; nhóm hộ do các tổ chức chính trị - xã hội làm đại diện;nhóm hộ do Ban phát triển thôn làm đại diện hoặc nhóm hộ do người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. 

+ Tổ, nhóm cộng đồng phải có thành viên có kinh nghiệm làm kinh tế giỏiđược Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

+ Hộ tham gia dự án, phương án sản xuất, dịch vụ phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, lao động, tư liệu sản xuất đáp ứng nội dung của dự án và cam kết đảm bảo phần đối ứng thực hiện dự án, phương án.

-Tuyên truyền về các Nghị quyết 06/2022/NQ- HĐND ngày 11/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về quy định mức hỗ trợ cho một dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc chương trình mục tiêuQuốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa:

*Định mức hỗ trợ theo Nghị quyết 06/2022/NQ-HĐND và 09/2023/NQ-HĐND ngày 29/9/2023.

 

*Dự án chăn nuôi:

 

- Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia súc cho các hộ tham gia dự án.

- Hỗ trợ giống vật nuôi, mức hỗ trợ cụ thể như sau:

+ Giống trâu sinh sản: Hỗ trợ không quá 16.000.000 đồng/hộ nghèo; Hỗ trợ không quá 12.800.000 đồng/hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

+ Giống bò sinh sản: Hỗ trợ không quá 13.000.000 đồng/hộ nghèo; Hỗ trợ không quá 10.400.000 đồng/hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

+ Giống gia súc khác: Hỗ trợ không quá 8.000.000 đồng/hộ nghèo; Hỗ trợ không quá 6.400.000 đồng/hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

+ Giống : Hỗ trợ không quá 7.000.000 đồng/hộ nghèo; Hỗ trợ không quá 5.600.000 đồng/hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

- Hỗ trợ các hộ làm chuồng trại:

          + Chuồng trại nuôi trâu, bò sinh sản: Hỗ trợ không quá 2.000.000 đồng/hộ nghèo; Hỗ trợ không quá 1.600.000 đồng/hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

          + Chuồng trại nuôi gia súc khác: Hỗ trợ không quá 1.000.000 đồng/hộ nghèo; Hỗ trợ không quá 800.000 đồng/hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

* Hỗ trợ trồng trọt:

+ Dự án trồng cây lâu năm: Hỗ trợ không quá 08 triệu đồng/hộ nghèo để mua giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học, vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

+ Dự án trồng cây hàng năm: Hỗ trợ không quá 4,8 triệu đồng/hộ nghèo để mua giống cây trồng, giá thể trồng cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học, vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

Triển khai các hộ đăng ký tham gia:

1. UBND xã xây dựng kế hoạch triển khai hoạtđộng hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng từ ngày 24/5/2024-31/5/2024.

2. Thông báo kế hoạch trên phương tiện truyền thông, trang điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở xã 24/5/2024 – 31/05/2024.

3. Các hộ dân đăng ký tham gia (Có mẫu đơn các hộ): 01/6/2024-08/6/2024

4. UBND xã thành lập Ban chỉđạo thực hiện dựán;đoàn kiểm tra đánh giá điều kiện tham gia của hộ (Có mẫu biên bản): Ngày 10/06/2024

5. UBND xã Tổ chức họp dân: 12/6/2024 (gửi giấy mời đến thành phần tham gia họp)

Thành phần gồm:

- Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện dựán

- Trưởng thôn 16 thôn trên địa bàn

- Toàn bộ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo

(có danh sách cụ thể số người tham gia họp, danh sách các hộ tham gia dự án)

6. Cộng đồng dân cư xây dựng dựán và đơn đề nghị hỗ trợ dự án gửi về UBND xã. Từ 12/06/-15/6/2024

7. Trên cơ sở hồ sơ dự án và đơn đề nghị của cộng đồng, UBND xã tổng hợp hồ sơ trình Chủ tịch UBND huyện xem xét phê duyệt dự án (Chủ tịch UBND xã ký tờ trình).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện dự án:

           Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và những nội dung liên quan tại Kế hoạch này để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đồng thời tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các giải pháp giảm nghèo theo từng lĩnh vực, đơn vị phụ trách, tăng cường kiểm tra, đốn đốc triển khai tổ chức thực hiện. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện với Ủy ban nhân dân xã (qua Công chức Văn hóa phụ trách Chính sách – Xã hội và công chức Đc- XD- NN-MT).

2. Công chức Văn hóa phụ trách Chính sách – Xã hội:

Tham mưu UBND xã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện dự án, phân công cụ thể cho từng thành viên; xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo, đề ra các giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo cụ thể đến từng thôn/khu phố; tổ chức tập huấn hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho Cộng đồng dân cư, hộ dân tham gia dự án; thanh quyết toán nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án đảm bảo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch này; thực hiện chế độ báo cáo với Ủy ban nhân dân xã, BCĐ huyện theo quy định.

3. Công chức Nông nghiệp - Môi Trường:

- Căn cứ nội dung Kế hoạch này, tham mưu UBND xã tiến hành rà soát, lập danh sách các đối tượng tham gia thực hiện chính sách; xây dựng kế hoạch chi tiết, đề ra các giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo cụ thể đến từng thôn. Các tổ chức đoàn thể hướng dẫn, hỗ trợ gia đình phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững.

          - Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình hỗ trợ phát triển giảm nghèo, đặc biệt quan tâm việc tuyên truyền, giáo dục về kiến thức cuộc sống, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cho người nghèo; tuyên truyền về các chủ trương, chính sách giảm nghèo.

          - Thường xuyên rà soát, nắm chắc đời sống hoạt động sản xuất của nhân dân, hỗ trợ kịp thời kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt cho các hộ giảm thiểu khó khăn, rủi ro trong quá trình thực hiện dự án.

          - Duy trì kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình giảm nghèo tại các thôn, kịp thời chỉ đạo, khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện.

          - Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch này; thực hiện chế độ báo cáo với Ủy ban nhân dân xã, BCĐ huyện theo quy định.

4. Cộng đồng dân cư:

Hướng dẫn hộ dân tham thực hiện dự án đảm bảo hiệu quả, đúng quy định: đảm bảo các điềukiện về cơ sở vật chất, lao động, tư liệu sản xuất, đối ứng thực kinh phí thực hiện mua giống vật nuôi, làm chuồng trại, mua thức ăn... ; phối hợp với UBND xã thanh quyết toán nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án đúng quy định; thường xuyên nắm bắt tình hình thực hiện dựán của các hộ dân; báo cáo kịp thời về UBND xã nếuhộ gia đình không chấp hành nghiêm các quy định khi tham gia dự án và thực hiện dự án không hiệu quả.

5. Đề nghị các tổ chức chính trị xã hội tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình hỗ trợ phát triển giảm nghèo, đặc biệt quan tâm việc tuyên truyền, giáo dục về kiến thức cuộc sống, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cho người nghèo; tuyên truyền về các chủ trương, chính sách giảm nghèo; huy động nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững.

6. Trưởng thôn:

Phối hợp với cộngđồng dân cư hướng dẫnhộ dân tham gia dự án thực hiện đảm bảo đảm bảo các điều kiện thực hiện dựánhiệu quả và đúng các quy định; nắm chắc đời sống hoạt động sản xuất của nhân dân, đề xuất hỗ trợ kịp thời cho các hộ giảm thiểu khó khăn, rủi ro trong quá trình thực hiện dự án; báo cáo Cộng đồng dân cư khi gặp sự cố rủi do đối với giống vật nuôi, không tựý xử lý tình huống khi chưa báo cáo.     

Trên đây là kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững năm 2024 xã Xuân Hồng. Chủ tịch UBND xã đề nghị các bộ phận căn cứ vào nội dung tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc báo cáo kịp thời về UBND xã (qua Công chức VHXH) để tổng hợp, báo cáo Thường trực UBND xã để giải quyết./.

 

 Nơi nhận:

-  UBND huyện (B/c);

- Phòng Lao động - TBXH (B/c);
- Thường trực Đảng ủy, HĐND(B/c) ;
- UBMTTQ và các đoàn thể;

- Thành viên BCĐ thực hiện dựán xã;
- Các thôn trưởng;
- Lưu VT
;

 

KT. CHỦ TỊCH
    PHÓ CHỦ TỊCH
     (Đã ký)

  

     Lê Bá Oánh

 

 

Kế hoạch Thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn xã Xuân Hồng thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Đăng lúc: 28/05/2024 09:30:41 (GMT+7)

 


ỦY BAN NHÂN DÂN
 XÃ
XUÂN HỒNG

 


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

Số: 30/KH-UBND

 Xuân Hồng, ngày 23  tháng 05 năm 2024

KẾ HOẠCH

Thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn xã Xuân Hồng

thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

 
   

 

          Căn cứ Nghị quyết 06/2022/NQ-HĐND ngày 11/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về Quy định định mức hỗ trợ cho một dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Nghị quyết 08/2022/NQ-HĐND ngày 11/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về Quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND ngày 29/09/2023 của HĐND tỉnh sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị quyết 06/2022/NQ-HĐND ngày 11/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về Quy định định mức hỗ trợ cho một dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 29/09/2023 của HĐND tỉnh sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành theo Nghị quyết số 08/2022/NQ-HĐND ngày 11/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

Căn cứ Hướng dẫn số 01/HD-SLĐTBXH ngày 11/01/2023 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương tình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 11/4/2024 của UBND huyện Thọ Xuân về việc triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo vững năm 2024.

UBND xã Xuân Hồng xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024. 

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích.

Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo, cận nghèo, người mới thoát nghèo; phấn đấu đạt các chỉ tiêu về giảm nghèo năm 2024 theo Kế hoạch đề ra.

          Tiếp tục tập trung huy động nguồn lực, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các dự án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội để hỗ trợ giảm nghèo, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu tạo điều kiện để người nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin; thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo.

2. Yêu cầu:

1. Tuyên truyền đầy đủ, sâu sắc quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tới cấp ủy, chính quyền địa phương và toàn thể Nhân dân;

2. Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế , các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp  và phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 theo các nội dung hoạt động của dự án đảm bảo hiệu quả.

3. Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng các ngành, đoàn thể,  thành viên Ban chỉ đạo thực hiện dự án nhằm khắc phục tình trạng thiếu quyết liệt trong việc vận động, giúp đỡ, thực hiện, các chính sách phát triển đa dạng hóa sinh kế, các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, giảm nghèo bền vững. 

II. Nội dung kế hoạch

 

1.     Thông tin tuyên truyền:

-Thông tin tuyên truyền khoản 1 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chươngtrình mục tiêu quốc gia (đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơchế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia), cụ thể:

+ Đảm bảo tỷ lệ tham gia của người dân thuộc đối tượng đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ) (Các dự án, kế hoạch, phương án, mô hình (gọi chung là dự án) phát triển sản xuất phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia dự án là đối tượng hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó ưu tiên nguồn lực hỗ trợ thực hiện dự án có trên 70% người dân tham gia dự án là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, phụ nữ thuộc hộ nghèo) và quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 

+ Cộng đồng dân cư đề xuất dự án, phương án sản xuất, dịch vụ là nhóm hộ được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; tổ hợp tác thành lập tự nguyện theo quy định của pháp luật; nhóm hộ do các tổ chức chính trị - xã hội làm đại diện;nhóm hộ do Ban phát triển thôn làm đại diện hoặc nhóm hộ do người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. 

+ Tổ, nhóm cộng đồng phải có thành viên có kinh nghiệm làm kinh tế giỏiđược Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

+ Hộ tham gia dự án, phương án sản xuất, dịch vụ phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, lao động, tư liệu sản xuất đáp ứng nội dung của dự án và cam kết đảm bảo phần đối ứng thực hiện dự án, phương án.

-Tuyên truyền về các Nghị quyết 06/2022/NQ- HĐND ngày 11/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về quy định mức hỗ trợ cho một dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc chương trình mục tiêuQuốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa:

*Định mức hỗ trợ theo Nghị quyết 06/2022/NQ-HĐND và 09/2023/NQ-HĐND ngày 29/9/2023.

 

*Dự án chăn nuôi:

 

- Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia súc cho các hộ tham gia dự án.

- Hỗ trợ giống vật nuôi, mức hỗ trợ cụ thể như sau:

+ Giống trâu sinh sản: Hỗ trợ không quá 16.000.000 đồng/hộ nghèo; Hỗ trợ không quá 12.800.000 đồng/hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

+ Giống bò sinh sản: Hỗ trợ không quá 13.000.000 đồng/hộ nghèo; Hỗ trợ không quá 10.400.000 đồng/hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

+ Giống gia súc khác: Hỗ trợ không quá 8.000.000 đồng/hộ nghèo; Hỗ trợ không quá 6.400.000 đồng/hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

+ Giống : Hỗ trợ không quá 7.000.000 đồng/hộ nghèo; Hỗ trợ không quá 5.600.000 đồng/hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

- Hỗ trợ các hộ làm chuồng trại:

          + Chuồng trại nuôi trâu, bò sinh sản: Hỗ trợ không quá 2.000.000 đồng/hộ nghèo; Hỗ trợ không quá 1.600.000 đồng/hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

          + Chuồng trại nuôi gia súc khác: Hỗ trợ không quá 1.000.000 đồng/hộ nghèo; Hỗ trợ không quá 800.000 đồng/hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

* Hỗ trợ trồng trọt:

+ Dự án trồng cây lâu năm: Hỗ trợ không quá 08 triệu đồng/hộ nghèo để mua giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học, vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

+ Dự án trồng cây hàng năm: Hỗ trợ không quá 4,8 triệu đồng/hộ nghèo để mua giống cây trồng, giá thể trồng cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học, vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

Triển khai các hộ đăng ký tham gia:

1. UBND xã xây dựng kế hoạch triển khai hoạtđộng hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng từ ngày 24/5/2024-31/5/2024.

2. Thông báo kế hoạch trên phương tiện truyền thông, trang điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở xã 24/5/2024 – 31/05/2024.

3. Các hộ dân đăng ký tham gia (Có mẫu đơn các hộ): 01/6/2024-08/6/2024

4. UBND xã thành lập Ban chỉđạo thực hiện dựán;đoàn kiểm tra đánh giá điều kiện tham gia của hộ (Có mẫu biên bản): Ngày 10/06/2024

5. UBND xã Tổ chức họp dân: 12/6/2024 (gửi giấy mời đến thành phần tham gia họp)

Thành phần gồm:

- Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện dựán

- Trưởng thôn 16 thôn trên địa bàn

- Toàn bộ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo

(có danh sách cụ thể số người tham gia họp, danh sách các hộ tham gia dự án)

6. Cộng đồng dân cư xây dựng dựán và đơn đề nghị hỗ trợ dự án gửi về UBND xã. Từ 12/06/-15/6/2024

7. Trên cơ sở hồ sơ dự án và đơn đề nghị của cộng đồng, UBND xã tổng hợp hồ sơ trình Chủ tịch UBND huyện xem xét phê duyệt dự án (Chủ tịch UBND xã ký tờ trình).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện dự án:

           Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và những nội dung liên quan tại Kế hoạch này để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đồng thời tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các giải pháp giảm nghèo theo từng lĩnh vực, đơn vị phụ trách, tăng cường kiểm tra, đốn đốc triển khai tổ chức thực hiện. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện với Ủy ban nhân dân xã (qua Công chức Văn hóa phụ trách Chính sách – Xã hội và công chức Đc- XD- NN-MT).

2. Công chức Văn hóa phụ trách Chính sách – Xã hội:

Tham mưu UBND xã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện dự án, phân công cụ thể cho từng thành viên; xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo, đề ra các giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo cụ thể đến từng thôn/khu phố; tổ chức tập huấn hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho Cộng đồng dân cư, hộ dân tham gia dự án; thanh quyết toán nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án đảm bảo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch này; thực hiện chế độ báo cáo với Ủy ban nhân dân xã, BCĐ huyện theo quy định.

3. Công chức Nông nghiệp - Môi Trường:

- Căn cứ nội dung Kế hoạch này, tham mưu UBND xã tiến hành rà soát, lập danh sách các đối tượng tham gia thực hiện chính sách; xây dựng kế hoạch chi tiết, đề ra các giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo cụ thể đến từng thôn. Các tổ chức đoàn thể hướng dẫn, hỗ trợ gia đình phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững.

          - Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình hỗ trợ phát triển giảm nghèo, đặc biệt quan tâm việc tuyên truyền, giáo dục về kiến thức cuộc sống, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cho người nghèo; tuyên truyền về các chủ trương, chính sách giảm nghèo.

          - Thường xuyên rà soát, nắm chắc đời sống hoạt động sản xuất của nhân dân, hỗ trợ kịp thời kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt cho các hộ giảm thiểu khó khăn, rủi ro trong quá trình thực hiện dự án.

          - Duy trì kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình giảm nghèo tại các thôn, kịp thời chỉ đạo, khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện.

          - Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch này; thực hiện chế độ báo cáo với Ủy ban nhân dân xã, BCĐ huyện theo quy định.

4. Cộng đồng dân cư:

Hướng dẫn hộ dân tham thực hiện dự án đảm bảo hiệu quả, đúng quy định: đảm bảo các điềukiện về cơ sở vật chất, lao động, tư liệu sản xuất, đối ứng thực kinh phí thực hiện mua giống vật nuôi, làm chuồng trại, mua thức ăn... ; phối hợp với UBND xã thanh quyết toán nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án đúng quy định; thường xuyên nắm bắt tình hình thực hiện dựán của các hộ dân; báo cáo kịp thời về UBND xã nếuhộ gia đình không chấp hành nghiêm các quy định khi tham gia dự án và thực hiện dự án không hiệu quả.

5. Đề nghị các tổ chức chính trị xã hội tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình hỗ trợ phát triển giảm nghèo, đặc biệt quan tâm việc tuyên truyền, giáo dục về kiến thức cuộc sống, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cho người nghèo; tuyên truyền về các chủ trương, chính sách giảm nghèo; huy động nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững.

6. Trưởng thôn:

Phối hợp với cộngđồng dân cư hướng dẫnhộ dân tham gia dự án thực hiện đảm bảo đảm bảo các điều kiện thực hiện dựánhiệu quả và đúng các quy định; nắm chắc đời sống hoạt động sản xuất của nhân dân, đề xuất hỗ trợ kịp thời cho các hộ giảm thiểu khó khăn, rủi ro trong quá trình thực hiện dự án; báo cáo Cộng đồng dân cư khi gặp sự cố rủi do đối với giống vật nuôi, không tựý xử lý tình huống khi chưa báo cáo.     

Trên đây là kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững năm 2024 xã Xuân Hồng. Chủ tịch UBND xã đề nghị các bộ phận căn cứ vào nội dung tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc báo cáo kịp thời về UBND xã (qua Công chức VHXH) để tổng hợp, báo cáo Thường trực UBND xã để giải quyết./.

 

 Nơi nhận:

-  UBND huyện (B/c);

- Phòng Lao động - TBXH (B/c);
- Thường trực Đảng ủy, HĐND(B/c) ;
- UBMTTQ và các đoàn thể;

- Thành viên BCĐ thực hiện dựán xã;
- Các thôn trưởng;
- Lưu VT
;

 

KT. CHỦ TỊCH
    PHÓ CHỦ TỊCH
     (Đã ký)

  

     Lê Bá Oánh

 

 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Xuân Hồng, Thôn Vân Lộ, Xã Xuân Hồng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0987115468
Email:vpxuanhong @gmail.com