V/v hướng dẫn biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, vụ Mùa 2024.

Ngày 23/08/2024 19:56:56

 Kính gửi:     - Thành viên BCĐ sản xuất xã.
                                                         - Các Ông, Bà trưởng thôn.
                                                         - Toàn thể bà con nhân dân.  
Hiện nay các trà lúa mùa đang giai đoạn trỗ bông - chín sữa - chín sáp. Trong điều kiện thời tiết nhiệt độ cao, nắng mưa xen kẽ, thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại như: Rầy các loại, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn,… Để bảo vệ kết quả sản xuất vụ Thu Mùa, BCĐSX hướng dẫn các biện pháp như sau:
1. Đối với rầy các loại: Hiện nay rầy lứa 6 (tuổi 2-3), mật độ trung bình 45-50 con/m2, nơi cao 200-230 con/m2 tại các khu đồng vàn thấp tại Thôn Hoàng Kim,Yên Cư, Bích Phương… Cần thường xuyên kiểm tra diện tích những ruộng đã bị nhiễm rầy từ những vụ trước, những vùng thường xảy ra cháy rầy, chủ động phòng trừ khi mật độ rầy từ 750 con/m2 trở lên (15 con/khóm ).
Sử dụng các loại thuốc tiếp xúc, xông hơi như: Abasba 50EC, Bassa 50 EC, Elsin 10EC, Titan 600 WG, Nibas 50EC, Cheestar 50WG, Milan 10WP,… khi phun thuốc rẽ hàng lúa từ 0,8-1m, phun trực tiếp phần gốc lúa, nơi rầy cư trú, khi phun đảm bảo mực nước trên ruộng từ 3-4 cm để nâng cao hiệu quả diệt trừ rầyNếu mật độ rầy quá cao cần phun kép 2 lần cách nhau 3-5 ngày. 
2. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:Phun trừ ngay khi bệnh mới xuất hiện đặc biệt sau các đợt mưa giông, sử dụng một trong các loại thuốc: Kasumin 2SL, Diboxylin 2L, Bonny 4SC,.. Pha và phun theo hướng dẫn bao bì thuốc. Phun kép 2 lần (lần 2 cách lần 1 từ 3 - 5 ngày)
3. Bệnh khô vằn: Gây hại rãi rác hầu hết các giống lúa, tỷ lệ bệnh trung bình 5-10%, nơi cao 22-25%.Cần phun trừ khi tỷ lệ bệnh 10% trở lên, sử dụng một trong các loại thuốc: Validacin 5L,Vida 5WP, Tilsuper 300EC, Nevo 330EC, Mixperfect 525SC,…khi phun có thể kết hợp 0,2 kg Kali trắng (KH2PO4)/2 bình 16 lít/500m2 để tăng hiệu quả phòng trừ.
Đề nghị các ông bà Trưởng thôn cùng toàn thể nhân dân , thường xuyên thăm đồng, kiểm tra, phát hiện sớm, chính xác đối tượng gây hại trên từng diện tích, từng xứ đồng của thôn mình hướng dẫn nông dân phun trừ kịp thời, đúng thời điểm, đúng thuốc.
4. Bệnh Đạo ôn cổ bông
Bệnh đạo ôn cổ bông là bệnh do nấm  gây ra, trên đốt thân và cổ bông vết bệnh màu đen hoặc xám đồng hơi lõm xuống làm cho bông lúa bị gãy gục gây bông bạc, hạt bị lép và thường gây hiện tượng gãy cổ bông, ảnh hưởng đến năng suất. Vì vậy cần phải chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn một cách có hiệu quả, giảm tối đa thiệt hại do bệnh gây ra.
Sử dụng bằng một trong các loại thuốc như Beam 75WP, Fuji-one 40EC, Vibimzol 75WP, BemGreen 750WP,…. Cách pha chế, liều lượng phun cho một sào thực hiện đúng hướng dẫn có ghi ở ngoài vỏ bao bì, nhãn mác.
Lưu ý: Khi các ruộng lúa bị bệnh đạo ôn cổ bông, phải giữ đủ nước để lúa sinh trưởng bình thường, không bón thêm phân đạm hoặc phun phân bón qua lá. Đặc biệt, khi phun cần đảm bảo thực hiện nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, sinh trưởng phát triển của lúa, thực hiện phòng, trừ kịp thời, hiệu quả, không để bệnh phát sinh, lây lan trên diện rộng.
Đề nghị các ông bà Trưởng thôn cùng toàn thể nhân dân , thường xuyên thăm đồng, kiểm tra, phát hiện sớm, chính xác đối tượng gây hại trên từng diện tích, từng xứ đồng của thôn mình hướng dẫn nông dân phun trừ kịp thời, đúng thời điểm, đúng thuốc./.
Đài TT Xuân Hồng 

V/v hướng dẫn biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, vụ Mùa 2024.

Đăng lúc: 23/08/2024 19:56:56 (GMT+7)

 Kính gửi:     - Thành viên BCĐ sản xuất xã.
                                                         - Các Ông, Bà trưởng thôn.
                                                         - Toàn thể bà con nhân dân.  
Hiện nay các trà lúa mùa đang giai đoạn trỗ bông - chín sữa - chín sáp. Trong điều kiện thời tiết nhiệt độ cao, nắng mưa xen kẽ, thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại như: Rầy các loại, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn,… Để bảo vệ kết quả sản xuất vụ Thu Mùa, BCĐSX hướng dẫn các biện pháp như sau:
1. Đối với rầy các loại: Hiện nay rầy lứa 6 (tuổi 2-3), mật độ trung bình 45-50 con/m2, nơi cao 200-230 con/m2 tại các khu đồng vàn thấp tại Thôn Hoàng Kim,Yên Cư, Bích Phương… Cần thường xuyên kiểm tra diện tích những ruộng đã bị nhiễm rầy từ những vụ trước, những vùng thường xảy ra cháy rầy, chủ động phòng trừ khi mật độ rầy từ 750 con/m2 trở lên (15 con/khóm ).
Sử dụng các loại thuốc tiếp xúc, xông hơi như: Abasba 50EC, Bassa 50 EC, Elsin 10EC, Titan 600 WG, Nibas 50EC, Cheestar 50WG, Milan 10WP,… khi phun thuốc rẽ hàng lúa từ 0,8-1m, phun trực tiếp phần gốc lúa, nơi rầy cư trú, khi phun đảm bảo mực nước trên ruộng từ 3-4 cm để nâng cao hiệu quả diệt trừ rầyNếu mật độ rầy quá cao cần phun kép 2 lần cách nhau 3-5 ngày. 
2. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:Phun trừ ngay khi bệnh mới xuất hiện đặc biệt sau các đợt mưa giông, sử dụng một trong các loại thuốc: Kasumin 2SL, Diboxylin 2L, Bonny 4SC,.. Pha và phun theo hướng dẫn bao bì thuốc. Phun kép 2 lần (lần 2 cách lần 1 từ 3 - 5 ngày)
3. Bệnh khô vằn: Gây hại rãi rác hầu hết các giống lúa, tỷ lệ bệnh trung bình 5-10%, nơi cao 22-25%.Cần phun trừ khi tỷ lệ bệnh 10% trở lên, sử dụng một trong các loại thuốc: Validacin 5L,Vida 5WP, Tilsuper 300EC, Nevo 330EC, Mixperfect 525SC,…khi phun có thể kết hợp 0,2 kg Kali trắng (KH2PO4)/2 bình 16 lít/500m2 để tăng hiệu quả phòng trừ.
Đề nghị các ông bà Trưởng thôn cùng toàn thể nhân dân , thường xuyên thăm đồng, kiểm tra, phát hiện sớm, chính xác đối tượng gây hại trên từng diện tích, từng xứ đồng của thôn mình hướng dẫn nông dân phun trừ kịp thời, đúng thời điểm, đúng thuốc.
4. Bệnh Đạo ôn cổ bông
Bệnh đạo ôn cổ bông là bệnh do nấm  gây ra, trên đốt thân và cổ bông vết bệnh màu đen hoặc xám đồng hơi lõm xuống làm cho bông lúa bị gãy gục gây bông bạc, hạt bị lép và thường gây hiện tượng gãy cổ bông, ảnh hưởng đến năng suất. Vì vậy cần phải chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn một cách có hiệu quả, giảm tối đa thiệt hại do bệnh gây ra.
Sử dụng bằng một trong các loại thuốc như Beam 75WP, Fuji-one 40EC, Vibimzol 75WP, BemGreen 750WP,…. Cách pha chế, liều lượng phun cho một sào thực hiện đúng hướng dẫn có ghi ở ngoài vỏ bao bì, nhãn mác.
Lưu ý: Khi các ruộng lúa bị bệnh đạo ôn cổ bông, phải giữ đủ nước để lúa sinh trưởng bình thường, không bón thêm phân đạm hoặc phun phân bón qua lá. Đặc biệt, khi phun cần đảm bảo thực hiện nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, sinh trưởng phát triển của lúa, thực hiện phòng, trừ kịp thời, hiệu quả, không để bệnh phát sinh, lây lan trên diện rộng.
Đề nghị các ông bà Trưởng thôn cùng toàn thể nhân dân , thường xuyên thăm đồng, kiểm tra, phát hiện sớm, chính xác đối tượng gây hại trên từng diện tích, từng xứ đồng của thôn mình hướng dẫn nông dân phun trừ kịp thời, đúng thời điểm, đúng thuốc./.
Đài TT Xuân Hồng 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Xuân Hồng, Thôn Vân Lộ, Xã Xuân Hồng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0987115468
Email:vpxuanhong @gmail.com