Hướng dẫn các biện pháp chăm sóc cây trồng vụ Đông.
UBND XÃ XUÂN HỒNG Số: 33/HD-UBND V/v hướng dẫn các biện pháp chăm sóc cây trồng vụ Đông. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Xuân Hồng, ngày 14 tháng10 năm 2024 |
Kính gửi: Các ông, bà Trưởng thôn ở 16 đơn vị xã Xuân Hồng
Hiện nay, cây ngô đông đang ở giai đoạn 4-6 lá, rau đậu các loại tiếp tục gối lứa-tăng vụ…nhân dân tích cực gieo trồng, chăm sóc cây trồng vụ đông. Để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và mở rộng tối diện tích cây vụ đông ưa lạnh. UBND xã Xuân Hồng hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, như sau:
1. Đối với cây trồng vụ Đông ấm
1.1. Cây ngô:
- Bón thúc đợt 2 (Khi ngô 7- 9 lá): 6-7 kg ure + 4 kg kali hoặc bón 15-17 kg NPK cây ngô chuyên thúc (Tiến Nông). Bón cách gốc 15 cm, kết hợp vun cao gốc, chống đổ cho cây.
- Bón thúc lần 3 (Khi ngô xoắn nõn): Tạo điều kiện cho ngô phát triển bắp to đều, hạt mẩy, chủ yếu sử dụng kali: 3- 4 kg kaliclorua + 1-2 kg ure, bón phân xa gốc 15-17 cm, không ảnh hưởng rễ ngô.
- Phòng trừ sâu bệnh: Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện và phun trừ có hiệu quả các đối tượng sâu cắn lá, sâu keo mùa thu, ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học như: Bitadin WP, Biocin 8000 SC,... hoặc sử dụng một trong các thuốc hóa học: Sunset 300WG, Clever150SC, Amater 150SC...
1.2. Cây ớt: Tranh thủ điều kiện thuận lợi, bón thúc kết hợp vun gốc, đồng thời cắm cọc, làm giàn, cố định tán cho ruộng ớt.
- Bón thúc lần 2 (Khi ớt đã đậu trái đều): Bón 12 kg NPK15-5- 20+1SiO2hh (Tiến nông) hoặc 15 kg NPK-S*M1 12-5-10+14S (Lâm Thao) kết hợp xới xáo, vun gốc
- Bón thúc lần 3 (Khi ớt bắt đầu thu trái): 12 kg NPK15-5-20+1SiO2hh (Tiến nông) hoặc 15 kg NPK-S*M1 12-5-10+14S (Lâm Thao). Sau mỗi lứa thu hoạch, bón bổ sung 10 kg kg NPK15-5-20+1SiO2hh (Tiến nông) hoặc NPK- S*M1 12-5-10+14S (Lâm Thao).
- Chăm sóc: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây phân tán, gốc được thông thoáng (tỉa cành lúc nắng ráo); ngắt bỏ hoa và quả non ở điểm giao phân cành đầu tiên. Định kỳ 7-10 ngày/lần phun bổ sung CaCl2 vào thời điểm quả đang phát triển, phòng thối quả.
- Phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng chế phẩm Tricodecma 1kg/sào tưới cho cây phòng trị bệnh lở cổ rễ và nấm trong đất. Đối với bệnh đốm lá vi khuẩn, sử dụng thuốc: Anasa 2SL, Kasuran 47WP,…
2. Đối với cây trồng vụ Đông ưa lạnh
2.1. Cây khoai lang: Tranh thủ khi thời tiết khô ráo, cày đất, xử lý đất bằng vôi bột (25 kg/sào); luống rộng 1,2-1,4m, cao 35-40 cm. Mật độ 3,8-4,2 vạn dây/ha (5-6 dây/m chiều dài luống); trồng hàng đơn, dây giống nối đuôi
nhau và song song với mặt luống, chiều dài ngọn dây giống trên mặt luống 5-10 cm (2 đốt), lớp đất lấp dây khoảng 5 cm (đất thịt nhẹ) và 10 cm (đất cát).
- Lượng phân và cách bón (tính cho 1 sào 500m2): 500 kg phân chuồng mục (hoặc 100 kg phân hữu cơ vi sinh) + 25 kg vôi bột + 20 kg super lân + 5-7 kg ure + 6-8 kg Kaliclorua hoặc 50 kg NPK-S*M1 Lâm Thao 5-10-3+8S.
+ Bón lót: 100% (phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh + lân super) + 1/3 lượng ure hoặc 15 kg NPK-S*M1 Lâm Thao 5-10-3+8S
+ Bón thúc lần 1 (sau trồng 20-25 ngày): Bón 1/3 lượng ure + 1/3 lượng kali clorua hoặc bón 20 kg NPK-S*M1 Lâm Thao 5-10-3+8S. Bón vào hai bên luống, cách gốc 15-20 cm, kết hợp xới xáo, vun nhẹ để lấp phân.
- Chăm sóc: Sau trồng 10-15 ngày, bấm ngọn để kích thích sự phân nhánh, hình thành sớm tán lá, kết hợp nhấc dây, hạn chế sự phát triển của rễ cám, nhất là những nhánh bò lan xuống rãnh luống.
2.2. Cây khoai tây: Trồng tập trung từ 25/10- 20/11/2024. Sử dụng các giống: Atlantic, Marabel, Diamant, Eben, Aladin, Bliss, Actrice,... Đất cày bừa kỹ và xử lý vôi bột 25 kg/sào; lên luống đơn hoặc luống đôi. Cứ 1 m2 trồng 8-10 củ, khoảng cách giữa các củ 25 - 30 cm, đảm bảo mật độ 1.800 - 2.100 gốc/sào. Sau trồng tiến hành che phủ rơm rạ hoặc các chất mùn hữu cơ (độ dày 7-10 cm) nhằm giữ ẩm đất, giúp củ phát triển thuận lợi.
- Lượng phân và cách bón (tính cho 1 sào 500 m2): 700 kg (phân chuồng loại mục hoặc 120 kg phân hữu cơ vi sinh) + 20 kg lân + 25 kg NPK 5-10-3+8S
+ 40 kg NPK 13-13-13+TE + 12 kg kali clorua + 13 kg đạm ure.
+ Bón lót: 100% (phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh + lân ) + 25 kg NPK loại 5-10-3+8S.
+ Tưới nhử đạm: Sau khi cây bắt đầu nhú đều trên mặt đất, hòa loãng 2 kg đạm ure, tưới cách gốc 5 - 7 cm.
+ Bón thúc lần 1 (khi cây cao 15-20 cm): 20 kg NPK 13-13-13+TE + 7 kg đạm ure + 5 kg kali clorua. Bón vào giữa 2 hàng khoai (luống đôi) và giữa 2 bụi (luống đơn), bón cách gốc 10-12 cm; kết hợp vun luống cao, tránh trường hợp tia củ chồi lên khỏi mặt đất, phát triển thành cây.
- Phòng trừ sâu bệnh: Khi cây nhú và mọc đều, phun phòng chết cây con bằng thuốc Kasumin 2SL + Validacin 5L.
2.3. Rau đậu các loại: Mở rộng tối đa diện tích các loại cây rau màu vụ đông ưa lạnhnhư: Khoai tây, bắp cải, xu hào, xà lách, đậu cove, hành, mùi,...đảm bảo diện tích theo kế hoạch đề ra; Làm tốt khâu xử lý đất trước khi trồng để hạn chế tối đa các đối tượng sâu bệnh phát sinh, gây hại.
Nơi nhận: | PHÓ CHỦ TỊCH Trịnh Vinh Hợp |
Tin cùng chuyên mục
-
Hướng dẫn các biện pháp chăm sóc cây trồng vụ Đông.
14/10/2024 07:39:53 -
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CÔNG TÁC TIÊM PHÒNG VÀ PHÒNG DẠI CHO ĐÀN CHÓ MÈO ĐỢT 2 NĂM 2024
04/09/2024 14:56:48 -
Bài tuyên truyền tiêm phòng vac-xin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại cho đàn chó, mèo đợt 2 năm 2024
04/09/2024 14:53:36 -
V/v hướng dẫn biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, vụ Mùa 2024.
23/08/2024 19:56:56
Hướng dẫn các biện pháp chăm sóc cây trồng vụ Đông.
UBND XÃ XUÂN HỒNG Số: 33/HD-UBND V/v hướng dẫn các biện pháp chăm sóc cây trồng vụ Đông. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Xuân Hồng, ngày 14 tháng10 năm 2024 |
Kính gửi: Các ông, bà Trưởng thôn ở 16 đơn vị xã Xuân Hồng
Hiện nay, cây ngô đông đang ở giai đoạn 4-6 lá, rau đậu các loại tiếp tục gối lứa-tăng vụ…nhân dân tích cực gieo trồng, chăm sóc cây trồng vụ đông. Để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và mở rộng tối diện tích cây vụ đông ưa lạnh. UBND xã Xuân Hồng hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, như sau:
1. Đối với cây trồng vụ Đông ấm
1.1. Cây ngô:
- Bón thúc đợt 2 (Khi ngô 7- 9 lá): 6-7 kg ure + 4 kg kali hoặc bón 15-17 kg NPK cây ngô chuyên thúc (Tiến Nông). Bón cách gốc 15 cm, kết hợp vun cao gốc, chống đổ cho cây.
- Bón thúc lần 3 (Khi ngô xoắn nõn): Tạo điều kiện cho ngô phát triển bắp to đều, hạt mẩy, chủ yếu sử dụng kali: 3- 4 kg kaliclorua + 1-2 kg ure, bón phân xa gốc 15-17 cm, không ảnh hưởng rễ ngô.
- Phòng trừ sâu bệnh: Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện và phun trừ có hiệu quả các đối tượng sâu cắn lá, sâu keo mùa thu, ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học như: Bitadin WP, Biocin 8000 SC,... hoặc sử dụng một trong các thuốc hóa học: Sunset 300WG, Clever150SC, Amater 150SC...
1.2. Cây ớt: Tranh thủ điều kiện thuận lợi, bón thúc kết hợp vun gốc, đồng thời cắm cọc, làm giàn, cố định tán cho ruộng ớt.
- Bón thúc lần 2 (Khi ớt đã đậu trái đều): Bón 12 kg NPK15-5- 20+1SiO2hh (Tiến nông) hoặc 15 kg NPK-S*M1 12-5-10+14S (Lâm Thao) kết hợp xới xáo, vun gốc
- Bón thúc lần 3 (Khi ớt bắt đầu thu trái): 12 kg NPK15-5-20+1SiO2hh (Tiến nông) hoặc 15 kg NPK-S*M1 12-5-10+14S (Lâm Thao). Sau mỗi lứa thu hoạch, bón bổ sung 10 kg kg NPK15-5-20+1SiO2hh (Tiến nông) hoặc NPK- S*M1 12-5-10+14S (Lâm Thao).
- Chăm sóc: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây phân tán, gốc được thông thoáng (tỉa cành lúc nắng ráo); ngắt bỏ hoa và quả non ở điểm giao phân cành đầu tiên. Định kỳ 7-10 ngày/lần phun bổ sung CaCl2 vào thời điểm quả đang phát triển, phòng thối quả.
- Phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng chế phẩm Tricodecma 1kg/sào tưới cho cây phòng trị bệnh lở cổ rễ và nấm trong đất. Đối với bệnh đốm lá vi khuẩn, sử dụng thuốc: Anasa 2SL, Kasuran 47WP,…
2. Đối với cây trồng vụ Đông ưa lạnh
2.1. Cây khoai lang: Tranh thủ khi thời tiết khô ráo, cày đất, xử lý đất bằng vôi bột (25 kg/sào); luống rộng 1,2-1,4m, cao 35-40 cm. Mật độ 3,8-4,2 vạn dây/ha (5-6 dây/m chiều dài luống); trồng hàng đơn, dây giống nối đuôi
nhau và song song với mặt luống, chiều dài ngọn dây giống trên mặt luống 5-10 cm (2 đốt), lớp đất lấp dây khoảng 5 cm (đất thịt nhẹ) và 10 cm (đất cát).
- Lượng phân và cách bón (tính cho 1 sào 500m2): 500 kg phân chuồng mục (hoặc 100 kg phân hữu cơ vi sinh) + 25 kg vôi bột + 20 kg super lân + 5-7 kg ure + 6-8 kg Kaliclorua hoặc 50 kg NPK-S*M1 Lâm Thao 5-10-3+8S.
+ Bón lót: 100% (phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh + lân super) + 1/3 lượng ure hoặc 15 kg NPK-S*M1 Lâm Thao 5-10-3+8S
+ Bón thúc lần 1 (sau trồng 20-25 ngày): Bón 1/3 lượng ure + 1/3 lượng kali clorua hoặc bón 20 kg NPK-S*M1 Lâm Thao 5-10-3+8S. Bón vào hai bên luống, cách gốc 15-20 cm, kết hợp xới xáo, vun nhẹ để lấp phân.
- Chăm sóc: Sau trồng 10-15 ngày, bấm ngọn để kích thích sự phân nhánh, hình thành sớm tán lá, kết hợp nhấc dây, hạn chế sự phát triển của rễ cám, nhất là những nhánh bò lan xuống rãnh luống.
2.2. Cây khoai tây: Trồng tập trung từ 25/10- 20/11/2024. Sử dụng các giống: Atlantic, Marabel, Diamant, Eben, Aladin, Bliss, Actrice,... Đất cày bừa kỹ và xử lý vôi bột 25 kg/sào; lên luống đơn hoặc luống đôi. Cứ 1 m2 trồng 8-10 củ, khoảng cách giữa các củ 25 - 30 cm, đảm bảo mật độ 1.800 - 2.100 gốc/sào. Sau trồng tiến hành che phủ rơm rạ hoặc các chất mùn hữu cơ (độ dày 7-10 cm) nhằm giữ ẩm đất, giúp củ phát triển thuận lợi.
- Lượng phân và cách bón (tính cho 1 sào 500 m2): 700 kg (phân chuồng loại mục hoặc 120 kg phân hữu cơ vi sinh) + 20 kg lân + 25 kg NPK 5-10-3+8S
+ 40 kg NPK 13-13-13+TE + 12 kg kali clorua + 13 kg đạm ure.
+ Bón lót: 100% (phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh + lân ) + 25 kg NPK loại 5-10-3+8S.
+ Tưới nhử đạm: Sau khi cây bắt đầu nhú đều trên mặt đất, hòa loãng 2 kg đạm ure, tưới cách gốc 5 - 7 cm.
+ Bón thúc lần 1 (khi cây cao 15-20 cm): 20 kg NPK 13-13-13+TE + 7 kg đạm ure + 5 kg kali clorua. Bón vào giữa 2 hàng khoai (luống đôi) và giữa 2 bụi (luống đơn), bón cách gốc 10-12 cm; kết hợp vun luống cao, tránh trường hợp tia củ chồi lên khỏi mặt đất, phát triển thành cây.
- Phòng trừ sâu bệnh: Khi cây nhú và mọc đều, phun phòng chết cây con bằng thuốc Kasumin 2SL + Validacin 5L.
2.3. Rau đậu các loại: Mở rộng tối đa diện tích các loại cây rau màu vụ đông ưa lạnhnhư: Khoai tây, bắp cải, xu hào, xà lách, đậu cove, hành, mùi,...đảm bảo diện tích theo kế hoạch đề ra; Làm tốt khâu xử lý đất trước khi trồng để hạn chế tối đa các đối tượng sâu bệnh phát sinh, gây hại.
Nơi nhận: | PHÓ CHỦ TỊCH Trịnh Vinh Hợp |
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 0987115468
Email:vpxuanhong @gmail.com