Hướng dẫn các biện pháp chăm sóc cây trồng sau bão số 4

Ngày 27/09/2024 14:24:54

 

UBND HUYỆN THỌ XUÂN

  UBND XÃ XUÂN HỒNG

Số: 31/HD- TTDVNN

V/v hướng dẫn các biện pháp chăm sóc cây trồng sau bão số 4.

CỘNG HOÀ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Xuân Hồng, ngày 27 tháng 9 năm 2024

 

Kính gửi: Toàn thể nhân dân trên địa bàn xã.

Do ảnh hưởng bão số 4, từ ngày 21 đến 24/9/2024 xuất hiện mưa lớn kết hợp xả lũ hồ Cửa Đạt, gây ngập úng cục bộ một số diện tích cây trồng. Để chủ động khôi phục sản xuất sau bão số 4, UBND xã Xuân Hồng hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc cây trồng, cụ thể như sau:

1.  Đối với cây ngô: Là cây dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng không chịu được úng, sau mưa đất thường bí, dí, có hiện tượng huyết dụ chân chì; khi mặt luống se khô, tiến hành xới phá váng, sử dụng 10-15 kg super lân ngâm trong nước giải ngấu, pha loãng tưới 2-3 lần, hoặc sử dụng các loại phân bón lá chứa hàm lượng lân dễ tiêu như: Pisomix supper 105, Đầu trâu 502, K-humate, humic, DS 80,... phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày, giúp bộ rễ nhanh hồi phục. Khi cây ngô phát triển trở lại, tiến hành chăm sóc, bón phân theo qui trình.

Trên diện tích bị đỗ nghiêng, dựng lại cây, lấp đất kín rễ để cây phục hồi, tránh làm đứt rễ, héo cây, những chỗ mất khoảng cần chắm dặm. Đối với diện tích ngô không có khả năng phục hồi, khẩn trương vệ sinh đồng ruộng, cày đất và trồng lại bằng các giống ngô tẻ ngắn ngày, ngô nếp, ngô ngọt,… trong khung thời vụ (kết thúc trồng trước ngày 15/10/2024); Trong điều kiện thời tiết bất thuận, tăng cường áp dụng biện pháp làm ngô bầu, ngô bánh để kéo dài thời vụ.

2.   Đối với cây ớt: Thời tiết thuận lợi xới xáo phá váng, chắm rặm cây giống dự phòng; sử dụng 5-7 kg super lân Lâm Thao ngâm với nước giải ngấu, pha loãng để tưới cho 1 sào hoặc sử dụng chế phẩm Antonik, K-humate, siêu lân, Pisomix supper 105,…pha loãng phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày, giúp cây nhanh hồi phục, đồng thời phun phòng trừ nấm bệnh cho ớt sau mưa bằng một trong các loại thuốc: Amistar 250SC, Rhidomil Gold 68WG, Tungvil 5SC,…Trên diện tích ngập sâu, cây không có khả năng phục hồi, phơi khô ruộng, xử lý, cày bừa đất, trồng một số cây màu khác.

3.   Đối với các loại cây rau: Trên diện tích rau màu còn khả năng phục hồi, tiến hành xới xáo nhẹ, phá váng mặt luống kết hợp với trồng dặm; sử dụng super lân (1,5-2 kg/sào) hoặc các loại phân bón siêu ra rễ như: KH, Pennac P, K- Humate, siêu lân… tưới cách gốc cây 10-15 cm, nhằm kích thích bộ rễ phát triển, kết hợp phun phòng trừ nấm hại như: Anvil 5SC, Ridomil Gold 68WG, Oxyclorua đồng,...;bón thêm phân khi thời tiết thuận lợi. Đối với những diện tích rau bị dập nát, không có khả năng hồi phục, vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư, tranh thủ thời vụ để gieo trồng bổ sung các loại rau ngắn ngày như: Rau cải, xà lách, hành lá,...

4.  Đối với cây mía nguyên liệu: Nước rút đến đâu, hướng dẫn nông dân khẩn trương bó dựng những cây bị đổ, nghiêng, đắp gốc, kết hợp bón bổ sung 15-20 kg super lân/sào để kích thích bộ rễ hồi phục, phát triển và tiếp tục chăm sóc theo quy trình kỹ thuật.


5.  Đối với cây ăn quả: Khi nước rút, vệ sinh đồng ruộng, bón vôi bột để khử trùng cho đất, xới sáo phá váng nhẹ quanh tán cây, giúp bộ rễ thông thoáng; cung cấp thêm các dưỡng chất qua lá (Yogen; Đầu trâu 502,..) và sử dụng phân bón siêu ra rễ TrimixDT, K-Humate, Pisomix supper 105,….kết hợp chế phẩm Trichoderma, Tricô-ĐHCT,…tưới quanh gốc theo hình tán cây, kích thích ra rễ mới, tăng khả năng phục hồi và tiến hành chăm sóc theo quy trình.

* Chú ý: Sau mưa, cây bị ngập úng, không nên bấm ngọn, tỉa cành, vặt lá gốc; không nên sử dụng phân bón lá quá giàu đạm hoặc kích thích sinh trưởng GA3 vì dễ làm cây thối hỏng.

Đề nghị Đài truyền thanh tăng thời lượng phát thanh, thông tin kịp thời nội dung hướng dẫn; đôn đốc cán bộ kỹ thuật, các Trưởng thôn, thường xuyên bám sát đồng ruộng, tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân nắm bắt, thực hiện có hiệu quả./.

Nơi nhận:

-   Như trên (T/hiện);

-   T.trực Đảng ủy, HĐND (B/cáo);

-   Chủ tịch, các PCT UBND (B/cáo);

-  Đài truyền thanh xã (đưa tin);

-   Lưu VP.

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

    Lê Bá Oánh  

Hướng dẫn các biện pháp chăm sóc cây trồng sau bão số 4

Đăng lúc: 27/09/2024 14:24:54 (GMT+7)

 

UBND HUYỆN THỌ XUÂN

  UBND XÃ XUÂN HỒNG

Số: 31/HD- TTDVNN

V/v hướng dẫn các biện pháp chăm sóc cây trồng sau bão số 4.

CỘNG HOÀ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Xuân Hồng, ngày 27 tháng 9 năm 2024

 

Kính gửi: Toàn thể nhân dân trên địa bàn xã.

Do ảnh hưởng bão số 4, từ ngày 21 đến 24/9/2024 xuất hiện mưa lớn kết hợp xả lũ hồ Cửa Đạt, gây ngập úng cục bộ một số diện tích cây trồng. Để chủ động khôi phục sản xuất sau bão số 4, UBND xã Xuân Hồng hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc cây trồng, cụ thể như sau:

1.  Đối với cây ngô: Là cây dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng không chịu được úng, sau mưa đất thường bí, dí, có hiện tượng huyết dụ chân chì; khi mặt luống se khô, tiến hành xới phá váng, sử dụng 10-15 kg super lân ngâm trong nước giải ngấu, pha loãng tưới 2-3 lần, hoặc sử dụng các loại phân bón lá chứa hàm lượng lân dễ tiêu như: Pisomix supper 105, Đầu trâu 502, K-humate, humic, DS 80,... phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày, giúp bộ rễ nhanh hồi phục. Khi cây ngô phát triển trở lại, tiến hành chăm sóc, bón phân theo qui trình.

Trên diện tích bị đỗ nghiêng, dựng lại cây, lấp đất kín rễ để cây phục hồi, tránh làm đứt rễ, héo cây, những chỗ mất khoảng cần chắm dặm. Đối với diện tích ngô không có khả năng phục hồi, khẩn trương vệ sinh đồng ruộng, cày đất và trồng lại bằng các giống ngô tẻ ngắn ngày, ngô nếp, ngô ngọt,… trong khung thời vụ (kết thúc trồng trước ngày 15/10/2024); Trong điều kiện thời tiết bất thuận, tăng cường áp dụng biện pháp làm ngô bầu, ngô bánh để kéo dài thời vụ.

2.   Đối với cây ớt: Thời tiết thuận lợi xới xáo phá váng, chắm rặm cây giống dự phòng; sử dụng 5-7 kg super lân Lâm Thao ngâm với nước giải ngấu, pha loãng để tưới cho 1 sào hoặc sử dụng chế phẩm Antonik, K-humate, siêu lân, Pisomix supper 105,…pha loãng phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày, giúp cây nhanh hồi phục, đồng thời phun phòng trừ nấm bệnh cho ớt sau mưa bằng một trong các loại thuốc: Amistar 250SC, Rhidomil Gold 68WG, Tungvil 5SC,…Trên diện tích ngập sâu, cây không có khả năng phục hồi, phơi khô ruộng, xử lý, cày bừa đất, trồng một số cây màu khác.

3.   Đối với các loại cây rau: Trên diện tích rau màu còn khả năng phục hồi, tiến hành xới xáo nhẹ, phá váng mặt luống kết hợp với trồng dặm; sử dụng super lân (1,5-2 kg/sào) hoặc các loại phân bón siêu ra rễ như: KH, Pennac P, K- Humate, siêu lân… tưới cách gốc cây 10-15 cm, nhằm kích thích bộ rễ phát triển, kết hợp phun phòng trừ nấm hại như: Anvil 5SC, Ridomil Gold 68WG, Oxyclorua đồng,...;bón thêm phân khi thời tiết thuận lợi. Đối với những diện tích rau bị dập nát, không có khả năng hồi phục, vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư, tranh thủ thời vụ để gieo trồng bổ sung các loại rau ngắn ngày như: Rau cải, xà lách, hành lá,...

4.  Đối với cây mía nguyên liệu: Nước rút đến đâu, hướng dẫn nông dân khẩn trương bó dựng những cây bị đổ, nghiêng, đắp gốc, kết hợp bón bổ sung 15-20 kg super lân/sào để kích thích bộ rễ hồi phục, phát triển và tiếp tục chăm sóc theo quy trình kỹ thuật.


5.  Đối với cây ăn quả: Khi nước rút, vệ sinh đồng ruộng, bón vôi bột để khử trùng cho đất, xới sáo phá váng nhẹ quanh tán cây, giúp bộ rễ thông thoáng; cung cấp thêm các dưỡng chất qua lá (Yogen; Đầu trâu 502,..) và sử dụng phân bón siêu ra rễ TrimixDT, K-Humate, Pisomix supper 105,….kết hợp chế phẩm Trichoderma, Tricô-ĐHCT,…tưới quanh gốc theo hình tán cây, kích thích ra rễ mới, tăng khả năng phục hồi và tiến hành chăm sóc theo quy trình.

* Chú ý: Sau mưa, cây bị ngập úng, không nên bấm ngọn, tỉa cành, vặt lá gốc; không nên sử dụng phân bón lá quá giàu đạm hoặc kích thích sinh trưởng GA3 vì dễ làm cây thối hỏng.

Đề nghị Đài truyền thanh tăng thời lượng phát thanh, thông tin kịp thời nội dung hướng dẫn; đôn đốc cán bộ kỹ thuật, các Trưởng thôn, thường xuyên bám sát đồng ruộng, tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân nắm bắt, thực hiện có hiệu quả./.

Nơi nhận:

-   Như trên (T/hiện);

-   T.trực Đảng ủy, HĐND (B/cáo);

-   Chủ tịch, các PCT UBND (B/cáo);

-  Đài truyền thanh xã (đưa tin);

-   Lưu VP.

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

    Lê Bá Oánh  

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Xuân Hồng, Thôn Vân Lộ, Xã Xuân Hồng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0987115468
Email:vpxuanhong @gmail.com