Hướng dẫn xử lý đất, gieo trồng chăm sóc cây trồng vụ Đông ưa ấm

Ngày 20/09/2023 07:38:36

Kính thưa toàn thể cán bộ và nhân dân! 
Thực hiện phương án sản xuất vụ Đông 2023-2024 của UBND huyện, để đảm bảo diện tích, năng suất, sản lượng theo mục tiêu, kế hoạch. UBND xã Xuân Hồng hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật, cụ thể như sau:

1.  Biện pháp xử đất trước khi gieo trồng:

Trên những diện tích gieo trồng cây vụ Đông, chủ động tiêu nước, tạo điều kiện giải phóng đất nhanh. Thu hoạch đến đâu, vệ sinh đồng ruộng (dọn cỏ dại, cắt rơm rạ, nhổ bỏ gốc dạ), tăng cường các biện pháp xử lý đất trước khi gieo trồng (bón vôi bột 25–30 kg/sào hoặc 7–10 kg phân vi sinh Azotobacterin),... sử dụng phân hữu cơ hoai mục để bón lót, bón phân cân đối, tạo điều kiện để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu, hạn chế thấp nhất các đối tượng sâu bệnh.

2.  Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây vụ Đông sớm

2.1.  Đối với cây ngô: Áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, kỹ thuật trồng ngô với mật độ cao (Đặt chiều dẹt của hạt ngô theo chiều dài của luống để hướng bộ lá ra rãnh), đảm bảo mật độ 3.000-3.500 cây/sào (đối với đất màu) và 2.500-3.000 cây/sào (trên đất 2 lúa). Có thể áp dụng biện pháp làm ngô bầu, ngô bánh để kéo dài thời vụ.

*   Lượng phân bón (500 m2/sào): 400-500 kg phân chuồng mục hoặc phân vi sinh 100-120 kg + 15-16 kg ure+ 25 kg lân super + 10-12 kali clorua.

-   Bón lót: 100% (phân chuồng hoặc phân vi sinh + phân lân + 3 kg ure);

-    Bón thúc đợt 1 (Khi ngô 3-5 lá): 5-6 kg ure + 3- 4 kg kali hoặc 20 kg NPKSi tiến nông loại 5-10-3-3. Sau khi bón kết hợp xới xáo, vun gốc nhẹ.

* Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: Sau trồng 7-10 ngày, kiểm tra tỷ lệ mọc mầm, chắm rặm; quan tâm cây ngô giai đoạn cây con không chịu úng, sau các trận mưa đất thường bí, dí, có hiện tượng đỏ huyết dụ chân chì; khi mặt luống se khô, tiến hành xới phá váng, sử dụng 10–15 kg phân super lân Lâm thao, ngâm trong nước giải ngấu, pha loãng để tưới 2 - 3 lần, giúp cây đanh c ng, bộ r phát triển trở lại, tiến hành chăm sóc, bón phân theo qui trình.

2.2.  Đối với cây ớt xuất khẩu

*   Cây giống trong vườn ươm: Khi cây 1,5 - 2 lá tỉa bỏ cây xấu, khi cây đạt 4- 6 lá đưa cây ra ruộng sản xuất.

*   Làm đất, lên luống và mật độ trồng: Làm đất, cày bừa kỹ, sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1-1,2 m, cao 30 cm, rãnh rộng 20-25 cm. Trồng 2 hàng/luống, hàng cách hàng 50 cm; cây cách cây 35-40 cm, đảm bảo mật độ 1.200 cây/sào; trồng xong phủ kín rạ, giữ ẩm hạn chế cỏ dại.


*   Kỹ thuật bón phân (500 m2/sào):

-   Bón lót: 40-50 kg vôi bột + 1 tấn phân chuồng mục + 25 kg NPK 5-10-3;

+ Bón nhử (7-10 ngày sau trồng): Hoà loãng 1-2 kg urê + 3-4 kg lân super với 500 lít nước để tưới định kỳ 7 - 10 ngày/lần (tưới 2-3 lần), giúp bộ r phát triển nhanh, cây sinh trưởng phát triển tốt.

+ Bón thúc lần 1 (sau trồng 20-25 ngày): Bón 10 kg NPK15-15- 15+1SiO2hh(Tiến nông);

*   Chăm sóc: Sau trồng 10 ngày, tỉa dặm, định cây, đảm bảo mật độ và độ ẩm để cây sinh trưởng tốt. Tỉa bỏ toàn bộ chồi ở nách lá bên dưới điểm phân cành đầu tiên khi chồi còn nhỏ, tạo thông thoáng, hạn chế sâu bệnh và tập trung dinh dưỡng tầng trên.

-    Tưới tiêu: Trên những ruộng ớt bị ngập cần tiêu nước nhanh, tiến hành xới xáo phá váng, chắm rặm; sử dụng 5- 7 kg super lân Lâm Thao ngâm với nước giải ngấu, pha loãng để tưới hoặc sử dụng chế phẩm Antonik, Siêu lân pha loãng phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 - 5 ngày giúp cây nhanh hồi phục.

-   Làm giàn: Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ ở 2 đầu, căng dọc dây theo chiều dài hàng ớt nối với 2 trụ, giúp cây đ ng thẳng, hạn chế cây đổ ngã, d   thu hái, kéo dài thời gian thu hoạch.

*  Phòng trừ sâu bệnh

-   Sâu hại: Chủ yếu sâu xám, sâu ăn lá, sâu đục trái hoặc rầy mật, bọ trĩ, bọ phấn,… sử dụng một trong các loại thuốc: Mothian 0.35EC, Tasieu 5WG, Limate 7.5EC, Radiant 60SC Ammate,… pha phun theo hướng dẫn bao bì.

-    Bệnh lở cổ r : Phát sinh gây hại giai đoạn cây con, biểu hiện ban đầu xuất hiện các đốm đen ở cổ r , sau đó lan dần, làm cây teo tóp, ngã gục trong khi non vẫn còn xanh, sau vài ngày cây khô héo. Cần phun trừ khi bệnh mới xuất hiện bằng một trong các loại thuốc: B Cure 1.75 WP, Tung vali 5SL, Fubarin 20WP, Heroga 6.4SL, .. phun kép 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

2.3.  Đối với rau, đậu các loại: Sử dụng các loại ra ngắn ngày như: Rau cải các loại, bầu bí, đậu co ve, đậu t    quí, hành, mùi...có thời gian sinh trưởng chỉ 1-2 tháng; ưu tiên phát triển một số diện tích cây xuất khẩu. Chăm sóc, bón phân cân đối hợp lý, bón đúng thời điểm, đúng cách, đúng lượng, đúng phân, đóng vai trò quyết định để cây khỏe, phát triển.

          UBND xã chỉ đạo ngành Văn Hóa tăng cường thông tin kịp thời trên Trang thôn tin điện tử và Đài truyền thanh xã, hướng dẫn; đôn đốc cán bộ kỹ thuật, các Trưởng thôn, tích cực tuyên truyền, hướng dẫn nông dân nắm bắt, thực hiện có hiệu quả./.

Hướng dẫn xử lý đất, gieo trồng chăm sóc cây trồng vụ Đông ưa ấm

Đăng lúc: 20/09/2023 07:38:36 (GMT+7)

Kính thưa toàn thể cán bộ và nhân dân! 
Thực hiện phương án sản xuất vụ Đông 2023-2024 của UBND huyện, để đảm bảo diện tích, năng suất, sản lượng theo mục tiêu, kế hoạch. UBND xã Xuân Hồng hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật, cụ thể như sau:

1.  Biện pháp xử đất trước khi gieo trồng:

Trên những diện tích gieo trồng cây vụ Đông, chủ động tiêu nước, tạo điều kiện giải phóng đất nhanh. Thu hoạch đến đâu, vệ sinh đồng ruộng (dọn cỏ dại, cắt rơm rạ, nhổ bỏ gốc dạ), tăng cường các biện pháp xử lý đất trước khi gieo trồng (bón vôi bột 25–30 kg/sào hoặc 7–10 kg phân vi sinh Azotobacterin),... sử dụng phân hữu cơ hoai mục để bón lót, bón phân cân đối, tạo điều kiện để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu, hạn chế thấp nhất các đối tượng sâu bệnh.

2.  Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây vụ Đông sớm

2.1.  Đối với cây ngô: Áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, kỹ thuật trồng ngô với mật độ cao (Đặt chiều dẹt của hạt ngô theo chiều dài của luống để hướng bộ lá ra rãnh), đảm bảo mật độ 3.000-3.500 cây/sào (đối với đất màu) và 2.500-3.000 cây/sào (trên đất 2 lúa). Có thể áp dụng biện pháp làm ngô bầu, ngô bánh để kéo dài thời vụ.

*   Lượng phân bón (500 m2/sào): 400-500 kg phân chuồng mục hoặc phân vi sinh 100-120 kg + 15-16 kg ure+ 25 kg lân super + 10-12 kali clorua.

-   Bón lót: 100% (phân chuồng hoặc phân vi sinh + phân lân + 3 kg ure);

-    Bón thúc đợt 1 (Khi ngô 3-5 lá): 5-6 kg ure + 3- 4 kg kali hoặc 20 kg NPKSi tiến nông loại 5-10-3-3. Sau khi bón kết hợp xới xáo, vun gốc nhẹ.

* Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: Sau trồng 7-10 ngày, kiểm tra tỷ lệ mọc mầm, chắm rặm; quan tâm cây ngô giai đoạn cây con không chịu úng, sau các trận mưa đất thường bí, dí, có hiện tượng đỏ huyết dụ chân chì; khi mặt luống se khô, tiến hành xới phá váng, sử dụng 10–15 kg phân super lân Lâm thao, ngâm trong nước giải ngấu, pha loãng để tưới 2 - 3 lần, giúp cây đanh c ng, bộ r phát triển trở lại, tiến hành chăm sóc, bón phân theo qui trình.

2.2.  Đối với cây ớt xuất khẩu

*   Cây giống trong vườn ươm: Khi cây 1,5 - 2 lá tỉa bỏ cây xấu, khi cây đạt 4- 6 lá đưa cây ra ruộng sản xuất.

*   Làm đất, lên luống và mật độ trồng: Làm đất, cày bừa kỹ, sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1-1,2 m, cao 30 cm, rãnh rộng 20-25 cm. Trồng 2 hàng/luống, hàng cách hàng 50 cm; cây cách cây 35-40 cm, đảm bảo mật độ 1.200 cây/sào; trồng xong phủ kín rạ, giữ ẩm hạn chế cỏ dại.


*   Kỹ thuật bón phân (500 m2/sào):

-   Bón lót: 40-50 kg vôi bột + 1 tấn phân chuồng mục + 25 kg NPK 5-10-3;

+ Bón nhử (7-10 ngày sau trồng): Hoà loãng 1-2 kg urê + 3-4 kg lân super với 500 lít nước để tưới định kỳ 7 - 10 ngày/lần (tưới 2-3 lần), giúp bộ r phát triển nhanh, cây sinh trưởng phát triển tốt.

+ Bón thúc lần 1 (sau trồng 20-25 ngày): Bón 10 kg NPK15-15- 15+1SiO2hh(Tiến nông);

*   Chăm sóc: Sau trồng 10 ngày, tỉa dặm, định cây, đảm bảo mật độ và độ ẩm để cây sinh trưởng tốt. Tỉa bỏ toàn bộ chồi ở nách lá bên dưới điểm phân cành đầu tiên khi chồi còn nhỏ, tạo thông thoáng, hạn chế sâu bệnh và tập trung dinh dưỡng tầng trên.

-    Tưới tiêu: Trên những ruộng ớt bị ngập cần tiêu nước nhanh, tiến hành xới xáo phá váng, chắm rặm; sử dụng 5- 7 kg super lân Lâm Thao ngâm với nước giải ngấu, pha loãng để tưới hoặc sử dụng chế phẩm Antonik, Siêu lân pha loãng phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 - 5 ngày giúp cây nhanh hồi phục.

-   Làm giàn: Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ ở 2 đầu, căng dọc dây theo chiều dài hàng ớt nối với 2 trụ, giúp cây đ ng thẳng, hạn chế cây đổ ngã, d   thu hái, kéo dài thời gian thu hoạch.

*  Phòng trừ sâu bệnh

-   Sâu hại: Chủ yếu sâu xám, sâu ăn lá, sâu đục trái hoặc rầy mật, bọ trĩ, bọ phấn,… sử dụng một trong các loại thuốc: Mothian 0.35EC, Tasieu 5WG, Limate 7.5EC, Radiant 60SC Ammate,… pha phun theo hướng dẫn bao bì.

-    Bệnh lở cổ r : Phát sinh gây hại giai đoạn cây con, biểu hiện ban đầu xuất hiện các đốm đen ở cổ r , sau đó lan dần, làm cây teo tóp, ngã gục trong khi non vẫn còn xanh, sau vài ngày cây khô héo. Cần phun trừ khi bệnh mới xuất hiện bằng một trong các loại thuốc: B Cure 1.75 WP, Tung vali 5SL, Fubarin 20WP, Heroga 6.4SL, .. phun kép 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

2.3.  Đối với rau, đậu các loại: Sử dụng các loại ra ngắn ngày như: Rau cải các loại, bầu bí, đậu co ve, đậu t    quí, hành, mùi...có thời gian sinh trưởng chỉ 1-2 tháng; ưu tiên phát triển một số diện tích cây xuất khẩu. Chăm sóc, bón phân cân đối hợp lý, bón đúng thời điểm, đúng cách, đúng lượng, đúng phân, đóng vai trò quyết định để cây khỏe, phát triển.

          UBND xã chỉ đạo ngành Văn Hóa tăng cường thông tin kịp thời trên Trang thôn tin điện tử và Đài truyền thanh xã, hướng dẫn; đôn đốc cán bộ kỹ thuật, các Trưởng thôn, tích cực tuyên truyền, hướng dẫn nông dân nắm bắt, thực hiện có hiệu quả./.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Xuân Hồng, Thôn Vân Lộ, Xã Xuân Hồng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0987115468
Email:vpxuanhong @gmail.com