hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây trồng vụ Đông ấm và gieo trồng cây vụ Đông ưa lạnh.

Ngày 12/10/2022 15:21:50

 Đến nay, toàn huyện đã gieo trồng được trên 3.100 ha diện tích cây vụ Đông, đạt 60% kế hoạch. Những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của bão số 4 kết hợp với không khí lạnh tăng cường gây mưa lớn kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển cây trồng vụ Đông ấm và tiến độ gieo trồng cây vụ Đông ưa lạnh. Để khắc phục điều kiện bất thuận của thời tiết, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất vụ Đông 2022- 2023, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật, cụ thể như sau:

1.  Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây trồng vụ Đông ấm

1.1.  Đối với cây ngô: Sau mưa, khẩn trương xới xáo phá váng, ngâm 7- 10 kg super lân Lâm thao với nước phân chuồng hoặc nước giải 1- 2 ngày rồi hòa loãng tưới cho cây khoảng 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 3- 4 ngày giúp cây nhanh bén rễ, phòng tránh bệnh huyết dụ.

-  Bón thúc đợt 2 (Khi ngô 7- 9 lá): 6- 7 kg ure + 4 kg kali hoặc 25 kg NPKSi tiến nông loại 5-10-3-3; kết hợp vun cao gốc, chống đổ cho cây.

-   Bón thúc lần 3 (Khi ngô xoắn nõn): Tạo điều kiện cho ngô phát triển bắp to đều, hạt mẩy, chủ yếu sử dụng kali: 3- 4 kg kaliclorua + 1-2 kg ure.

-    Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ sâu keo mùa thu bằng một trong các loại thuốc: Sunset 300WG, Lufenron 50EC, Vayego 200SC, Biocin 8000 SC,...; phòng trừ sâu cắn lá, sâu đục thân, đục bắp, rệp cờ bằng các loại thuốc: Clever 150SC, 300WG, Vitako 40WG, Regent 800WG,...; Phòng trừ bệnh đốm lá, khô vằn bằng các loại thuốc: Cabernzim 500FL, Validacin 5SL, Antracol 70WP,... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì, tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng.

1.2.  Đối với cây ớt: Tiến hành xới xáo phá váng, giúp bộ rễ thông thoáng, sử dụng chế phẩm Antonik, Siêu lân, K-humate,... pha loãng phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 - 5 ngày giúp cây nhanh hồi phục sau mưa. Tranh thủ khi đất đủ ẩm, tiến hành bón thúc đợt 2 cho cây, lượng bón: 2-3 kg urê + 4-5 kg kali clorua + 10 kg NPK16-16-8-13S kết hợp vun gốc, tạo điều kiện bộ rễ phát triển tốt, đồng thời cắm cọc, làm dàn, cố định tán cho ruộng ớt. Định kỳ tưới 10 ngày/1 lần đến khi kết thúc thu hoạch (pha loãng 2 kg NPK 13-13-13 TE/lần tưới).

- Phòng trừ sâu bệnh: Phun trừ kịp thời đối tượng bệnh đốm lá vi khuẩn và lỡ cổ rễ sau mưa để tránh lây lan diện rộng. Đối với bệnh đốm lá vi khuẩn, sử dụng thuốc: Anasa 2SL, Kasuran 47WP, Uprise SC…; bệnh lỡ cổ rễ sử dụng thuốc: B Cure 1.75WP, Tung vali 5SL… phun kép 2 lần cách nhau 3-5 ngày.

2.  Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây trồng vụ Đông ưa lạnh

2.1.  Đối với cây khoai lang: Tranh thủ khi thời tiết khô ráo, tiến hành cày đất, xử lý đất bằng vôi bột với lượng 25kg/sào; lên luống: rộng 1,2 - 1,4m, cao 35 - 40cm. Trồng: 3,5 - 4,0 khóm/m2, mật độ: 3,8- 4,2 vạn dây/ha (5 - 6 dây/m chiều dài luống); trồng hàng đơn, vùi dây giữa và dọc theo luống, nối đuôi nhau và song song với mặt luống, chiều dài ngọn dây trên mặt luống từ 5 - 10 cm (2 đốt), lớp đất lấp dây khoảng 5 cm (đối với đất thịt nhẹ) và 10 cm (đối với đất cát).

- Lượng phân và cách bón (tính cho 1 sào 500m2):500 kg phân chuồng mục (hoặc 100 kg phân HCVS) + 25 kg vôi bột + 20 kg super lân + 5-7 kg ure + 6-8 kg Kaliclorua hoặc 50 kg NPK-S*M1 Lâm Thao 5-10-3+8S

+ Bón lót: 100% (phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh + lân super) + 1/3  lượng ure + 1/3 lượng kali clorua hoặc 15 kg NPK-S*M1 Lâm Thao 5-10-3+8S

+ Bón thúc lần 1 (sau trồng 20 - 25 ngày): Bón 1/3 lượng ure + 1/3 lượng kali clorua hoặc bón 20 kg NPK-S*M1 Lâm Thao 5-10-3+ 8S. Bón vào hai bên luống, cách gốc 15 - 20 cm, kết hợp xới xáo, vun nhẹ để lấp phân.

+ Bón thúc lần 2 (sau trồng 45-50 ngày): Bón hết lượng phân đơn còn lại hoặc bón 15 kg NPK-S*M1 Lâm Thao 5-10-3+ 8S kết hợp vun luống cao.

2.2.  Đối với cây khoai tây: Trồng tập trung từ 25/10- 20/11/2022. Sử dụng các giống Marabel, Diamant, Eben, Aladin, Bliss, Actrice...…, kích thước củ giống đồng đều; mầm mập, khỏe.

- Đất cày bừa kỹ và xử lý vôi bột với lượng 25 kg/sào; Lên luống đơn hoặc luống đôi; Cứ 1 m2 trồng 8-10 củ, khoảng cách giữa các củ 25 - 30 cm, đảm bảo mật độ 1.800 - 2.100 gốc/sào. Sau trồng tiến hành che phủ rơm rạ hoặc các chất mùn hữu (độ dày 7-10 cm) nhằm giữ ẩm đất, giúp củ phát triển thuận lợi.

- Lượng phân và cách bón (tính cho 1 sào 500 m2): 700 kg (phân chuồng loại mục hoặc hữu cơ vi sinh) + 20 kg lân + 25 kg NPK loại 5-10-3+8S + 40 kg NPK 13-13-13+TE + 12 kg kali clorua + 13 kg ure.

+ Bón lót: 100% (phân chuồng + lân ) + 25 kg NPK loại 5-10-3+8S.

+ Tưới nhử đạm: Sau khi cây bắt đầu nhú đều trên mặt đất, hòa loãng 2 kg ure, tưới cách gốc 5 - 7 cm.

+ Bón thúc lần 1 (khi cây cao khoảng 15- 20 cm) để cây phát triển và tạo củ thuận lợi: 20 kg NPK 13-13-13+TE + 7 kg ure + 5 kg kali clorua.

+ Bón thúc lần 2 (sau thúc lần 1 từ 15- 20 ngày): Bón 20 kg NPK 13-13- 13+TE + 5 kg ure + 8 kg kali clorua

Sau trồng 70 - 75 ngày: Phun kali trắng (KH2PO4), liều dùng 0,4 kg/2 bình 16 lít giúp cung cấp dinh dưỡng cho củ, củ to, mẫu củ đẹp.

2.3.  Rau đậu các loại: Mở rộng tối đa diện tích các loại cây rau màu có giá trị như: Bắp cải, xu hào, các loại đậu, dưa chuột… Thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn, làm tốt khâu xử lý đất trước khi trồng, hạn chế tối đa các đối tượng sâu bệnh phát sinh, gây hại; tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh, sử dụng thuốc BVTV sinh học, đảm bảo đủ thời gian cách ly trước thu hoạch...để nâng cao chất lượng sản phẩm.

3.   Đối với cây gai xanh nguyên liệu: Tranh thủ những ngày thời tiết thuận lợi, khẩn trương giải phóng đất, làm đất, tiến hành nhận giống, trồng mới cây gai xanh nguyên liệu. Tập trung hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản cây gai xanh theo hướng dẫn số 19/HD-TTDVNN, ngày 05/8/2022 của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Thọ Xuân.


Đề nghị UBND các xã, thị trấn, chỉ đạo Đài truyền thanh xã tăng thời lượng phát thanh, thông tin kịp thời nội dung hướng dẫn; đôn đốc cán bộ kỹ thuật, các Trưởng thôn, thường xuyên bám sát đồng ruộng, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng vụ Đông ấm và gieo trồng cây vụ Đông ưa lạnh để bà con nông dân nắm bắt thực hiện có hiệu quả./.

hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây trồng vụ Đông ấm và gieo trồng cây vụ Đông ưa lạnh.

Đăng lúc: 12/10/2022 15:21:50 (GMT+7)

 Đến nay, toàn huyện đã gieo trồng được trên 3.100 ha diện tích cây vụ Đông, đạt 60% kế hoạch. Những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của bão số 4 kết hợp với không khí lạnh tăng cường gây mưa lớn kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển cây trồng vụ Đông ấm và tiến độ gieo trồng cây vụ Đông ưa lạnh. Để khắc phục điều kiện bất thuận của thời tiết, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất vụ Đông 2022- 2023, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật, cụ thể như sau:

1.  Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây trồng vụ Đông ấm

1.1.  Đối với cây ngô: Sau mưa, khẩn trương xới xáo phá váng, ngâm 7- 10 kg super lân Lâm thao với nước phân chuồng hoặc nước giải 1- 2 ngày rồi hòa loãng tưới cho cây khoảng 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 3- 4 ngày giúp cây nhanh bén rễ, phòng tránh bệnh huyết dụ.

-  Bón thúc đợt 2 (Khi ngô 7- 9 lá): 6- 7 kg ure + 4 kg kali hoặc 25 kg NPKSi tiến nông loại 5-10-3-3; kết hợp vun cao gốc, chống đổ cho cây.

-   Bón thúc lần 3 (Khi ngô xoắn nõn): Tạo điều kiện cho ngô phát triển bắp to đều, hạt mẩy, chủ yếu sử dụng kali: 3- 4 kg kaliclorua + 1-2 kg ure.

-    Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ sâu keo mùa thu bằng một trong các loại thuốc: Sunset 300WG, Lufenron 50EC, Vayego 200SC, Biocin 8000 SC,...; phòng trừ sâu cắn lá, sâu đục thân, đục bắp, rệp cờ bằng các loại thuốc: Clever 150SC, 300WG, Vitako 40WG, Regent 800WG,...; Phòng trừ bệnh đốm lá, khô vằn bằng các loại thuốc: Cabernzim 500FL, Validacin 5SL, Antracol 70WP,... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì, tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng.

1.2.  Đối với cây ớt: Tiến hành xới xáo phá váng, giúp bộ rễ thông thoáng, sử dụng chế phẩm Antonik, Siêu lân, K-humate,... pha loãng phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 - 5 ngày giúp cây nhanh hồi phục sau mưa. Tranh thủ khi đất đủ ẩm, tiến hành bón thúc đợt 2 cho cây, lượng bón: 2-3 kg urê + 4-5 kg kali clorua + 10 kg NPK16-16-8-13S kết hợp vun gốc, tạo điều kiện bộ rễ phát triển tốt, đồng thời cắm cọc, làm dàn, cố định tán cho ruộng ớt. Định kỳ tưới 10 ngày/1 lần đến khi kết thúc thu hoạch (pha loãng 2 kg NPK 13-13-13 TE/lần tưới).

- Phòng trừ sâu bệnh: Phun trừ kịp thời đối tượng bệnh đốm lá vi khuẩn và lỡ cổ rễ sau mưa để tránh lây lan diện rộng. Đối với bệnh đốm lá vi khuẩn, sử dụng thuốc: Anasa 2SL, Kasuran 47WP, Uprise SC…; bệnh lỡ cổ rễ sử dụng thuốc: B Cure 1.75WP, Tung vali 5SL… phun kép 2 lần cách nhau 3-5 ngày.

2.  Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây trồng vụ Đông ưa lạnh

2.1.  Đối với cây khoai lang: Tranh thủ khi thời tiết khô ráo, tiến hành cày đất, xử lý đất bằng vôi bột với lượng 25kg/sào; lên luống: rộng 1,2 - 1,4m, cao 35 - 40cm. Trồng: 3,5 - 4,0 khóm/m2, mật độ: 3,8- 4,2 vạn dây/ha (5 - 6 dây/m chiều dài luống); trồng hàng đơn, vùi dây giữa và dọc theo luống, nối đuôi nhau và song song với mặt luống, chiều dài ngọn dây trên mặt luống từ 5 - 10 cm (2 đốt), lớp đất lấp dây khoảng 5 cm (đối với đất thịt nhẹ) và 10 cm (đối với đất cát).

- Lượng phân và cách bón (tính cho 1 sào 500m2):500 kg phân chuồng mục (hoặc 100 kg phân HCVS) + 25 kg vôi bột + 20 kg super lân + 5-7 kg ure + 6-8 kg Kaliclorua hoặc 50 kg NPK-S*M1 Lâm Thao 5-10-3+8S

+ Bón lót: 100% (phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh + lân super) + 1/3  lượng ure + 1/3 lượng kali clorua hoặc 15 kg NPK-S*M1 Lâm Thao 5-10-3+8S

+ Bón thúc lần 1 (sau trồng 20 - 25 ngày): Bón 1/3 lượng ure + 1/3 lượng kali clorua hoặc bón 20 kg NPK-S*M1 Lâm Thao 5-10-3+ 8S. Bón vào hai bên luống, cách gốc 15 - 20 cm, kết hợp xới xáo, vun nhẹ để lấp phân.

+ Bón thúc lần 2 (sau trồng 45-50 ngày): Bón hết lượng phân đơn còn lại hoặc bón 15 kg NPK-S*M1 Lâm Thao 5-10-3+ 8S kết hợp vun luống cao.

2.2.  Đối với cây khoai tây: Trồng tập trung từ 25/10- 20/11/2022. Sử dụng các giống Marabel, Diamant, Eben, Aladin, Bliss, Actrice...…, kích thước củ giống đồng đều; mầm mập, khỏe.

- Đất cày bừa kỹ và xử lý vôi bột với lượng 25 kg/sào; Lên luống đơn hoặc luống đôi; Cứ 1 m2 trồng 8-10 củ, khoảng cách giữa các củ 25 - 30 cm, đảm bảo mật độ 1.800 - 2.100 gốc/sào. Sau trồng tiến hành che phủ rơm rạ hoặc các chất mùn hữu (độ dày 7-10 cm) nhằm giữ ẩm đất, giúp củ phát triển thuận lợi.

- Lượng phân và cách bón (tính cho 1 sào 500 m2): 700 kg (phân chuồng loại mục hoặc hữu cơ vi sinh) + 20 kg lân + 25 kg NPK loại 5-10-3+8S + 40 kg NPK 13-13-13+TE + 12 kg kali clorua + 13 kg ure.

+ Bón lót: 100% (phân chuồng + lân ) + 25 kg NPK loại 5-10-3+8S.

+ Tưới nhử đạm: Sau khi cây bắt đầu nhú đều trên mặt đất, hòa loãng 2 kg ure, tưới cách gốc 5 - 7 cm.

+ Bón thúc lần 1 (khi cây cao khoảng 15- 20 cm) để cây phát triển và tạo củ thuận lợi: 20 kg NPK 13-13-13+TE + 7 kg ure + 5 kg kali clorua.

+ Bón thúc lần 2 (sau thúc lần 1 từ 15- 20 ngày): Bón 20 kg NPK 13-13- 13+TE + 5 kg ure + 8 kg kali clorua

Sau trồng 70 - 75 ngày: Phun kali trắng (KH2PO4), liều dùng 0,4 kg/2 bình 16 lít giúp cung cấp dinh dưỡng cho củ, củ to, mẫu củ đẹp.

2.3.  Rau đậu các loại: Mở rộng tối đa diện tích các loại cây rau màu có giá trị như: Bắp cải, xu hào, các loại đậu, dưa chuột… Thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn, làm tốt khâu xử lý đất trước khi trồng, hạn chế tối đa các đối tượng sâu bệnh phát sinh, gây hại; tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh, sử dụng thuốc BVTV sinh học, đảm bảo đủ thời gian cách ly trước thu hoạch...để nâng cao chất lượng sản phẩm.

3.   Đối với cây gai xanh nguyên liệu: Tranh thủ những ngày thời tiết thuận lợi, khẩn trương giải phóng đất, làm đất, tiến hành nhận giống, trồng mới cây gai xanh nguyên liệu. Tập trung hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản cây gai xanh theo hướng dẫn số 19/HD-TTDVNN, ngày 05/8/2022 của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Thọ Xuân.


Đề nghị UBND các xã, thị trấn, chỉ đạo Đài truyền thanh xã tăng thời lượng phát thanh, thông tin kịp thời nội dung hướng dẫn; đôn đốc cán bộ kỹ thuật, các Trưởng thôn, thường xuyên bám sát đồng ruộng, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng vụ Đông ấm và gieo trồng cây vụ Đông ưa lạnh để bà con nông dân nắm bắt thực hiện có hiệu quả./.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Xuân Hồng, Thôn Vân Lộ, Xã Xuân Hồng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0987115468
Email:vpxuanhong @gmail.com