GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ LỄ HỘI ĐỀN THỜ VUA LÊ ĐẠI HÀNH

Ngày 21/04/2023 21:43:18


Lễ hội Đền thờ vua Lê Đại Hành được diễn ra tại di tích Đền thờ vua Lê Đại Hành thuộc làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
 Ngoài ra, lễ hội cũng được diễn ra tại các địa phương có cơ sở thờ tự những nhân vật có liên quan đến đức vua Lê Đại Hành như: làng Phong Mỹ, xã Trường Xuân; làng Yên Lãng (nay là thôn 4), xã Phú Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. 
a2.jpg
( Đền thờ vua Lê Đại Hành ở làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa)

Theo truyền thuyết và những tài liệu còn để lại thì làng Trung Lập ngày nay được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ thứ IX, lúc đầu có tên là sách Khả Lập, sau đổi tên là “kẻ Sộp”, đến thời Đinh đổi tên thành làng Trung Lập và giữ nguyên tên cho đến ngày nay. Làng ở trên một gò đất cao như thân rồng, nằm giữa hai dòng sông, phía Bắc cách làng chừng 3.000m là dòng Trùy Giang (sông Cầu Chày), phía Nam, cách làng chừng 3.000m là dòng Lương Giang (sông Chu ngày nay). Lúc đầu thành lập, làng mới có 3 họ là họ Lê, họ Đỗ và họ Chu, với số đinh khoảng vài chục người.

Vị trí địa lý của làng thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước), quanh làng nhiều kênh , mương, đầm, thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản (tôm, cá, cua, ốc...). Cách làng về phía Bắc và phía Tây 2.000m là rừng rậm tiện cho việc khai thác lâm sản, do vậy người từ các nơi về đây sinh sống ngày một đông.

Hơn 1.000 năm trước, khí thiêng sông núi đã hội tụ hun đúc sản sinh ra Lê Đại Hành Hoàng đế, người đã xây dựng nền móng độc lập, tự chủ của dân tộc ta, chấm dứt họa xâm lăng hàng ngàn năm của phương Bắc.

Là một làng quê có niềm vinh dự “Đất sinh ra vua”, nên trước đây toàn bộ đời sống văn hóa, tín ngưỡng của dân làng đều gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhà vua. Ngày nay, làng Trung Lập còn giữ nguyên những phong tục, tập quán cổ đó cùng với các di tích có giá trị về lịch sử, văn hóa gắn liền với thân thế, sự nghiệp của vị vua anh hùng dân tộc.

a3.png
( Văn bia cổ tại Đền thờ Lê Đại Hành Hoàng đế)

Ngày mồng 8 tháng Ba năm Ất Tỵ (1005), vua băng hà ở điện Trường Xuân, gọi là Đại Hành Hoàng đế cũng lấy đây là miếu hiệu. Vua được chôn cất ở Sơn Lăng châu Trường Yên (ngày nay là Ninh Bình). Sau khi mất, Lê Đại Hành hoàng đế được nhân dân ở nhiều nơi lập đền thờ, trong số đó có làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa và được coi là đền chính.

Tương truyền sau khi vua Lê Đại Hành mất, để ghi nhớ công ơn của ngài, dân làng Trung Lập dựng một ngôi miếu nhỏ bằng tre lá trên mảnh đất xưa kia gia đình vua đã ở để phụng thờ. Miếu tọa hướng Đông, phía trước miếu Nhân dân trong làng đào một ao lớn để làm minh đường, lại lấy một cồn đất nhỏ làm án. Đến đời vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn cho làm lại miếu và tọa hướng Nam, chếch Tây vài độ. Đến đời Hồng Đức (đời vua Lê Thánh Tông) cho xây dựng đền có quy mô như ngày nay để tiện cho việc thờ phụng và tổ chức lễ hội hàng năm.

Hàng năm, Lễ hội Đền thờ vua Lê Đại Hành diễn ra từ mùng 7 đến mùng 9 tháng 3 (âm lịch), chính hội là mùng 8 tháng 3 (âm lịch) - ngày hóa kỵ của đức vua Lê Đại Hành. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của cộng đồng cư dân làng Trung Lập, xã Xuân Lập cũng như cộng đồng cư dân làng Phong Mỹ, xã Trường Xuân; làng Yên Lãng (nay là thôn 4), xã Phú Xuân nói riêng và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa nói chung.

a4.jpg
( Lễ hội Đền thờ Lê Đại Hành Hoàng đế được tổ chức hàng năm)

Với một ý nghĩa xuyên suốt là “uống nước nhớ nguồn”, lễ hội là dịp tưởng nhớ công đức của đức vua Lê Đại Hành và các tướng lĩnh trong việc dẹp nội loạn, chống ngoại xâm giữ yên bờ cõi. Lễ hội cũng tái hiện một trong những sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, mở đầu cho sự ra đời của vương triều Tiền Lê trong lịch sử dân tộc.

Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm nay gắn với Kỷ niệm 1018 năm Ngày mất của anh hùng dân tộc Lê Hoàn, đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và tổ chức Tuần lễ văn hóa – Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân năm 2023 được diễn ra từ ngày 24- 28/4 ( Tức ngày 05 - 09/03 âm lịch), tại thôn Trung Lập xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá. Lễ hội Lê Hoàn được tổ chức hoành tráng, với quy mô cấp tỉnh.

Trong Lễ hội gắn với Tuần lễ Văn hóa – Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống như Trò Xuân Phả, múa Pồn Pôông, cồng chiêng, đánh mảng, nhảy sạp, bài điếm; tổ chức hội trại binh, giới thiệu sản vật, đặc sản của địa phương... Đặc biệt, nhiều tục lệ độc đáo gắn liền với những sinh hoạt dưới triều Lê Hoàn vẫn còn lưu giữ đến ngày nay.

                                                                     Nguồn: Trung Tuyến

                                           Trung tâm Văn hóa Thông tin TT và DL huyện 

GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ LỄ HỘI ĐỀN THỜ VUA LÊ ĐẠI HÀNH

Đăng lúc: 21/04/2023 21:43:18 (GMT+7)


Lễ hội Đền thờ vua Lê Đại Hành được diễn ra tại di tích Đền thờ vua Lê Đại Hành thuộc làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
 Ngoài ra, lễ hội cũng được diễn ra tại các địa phương có cơ sở thờ tự những nhân vật có liên quan đến đức vua Lê Đại Hành như: làng Phong Mỹ, xã Trường Xuân; làng Yên Lãng (nay là thôn 4), xã Phú Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. 
a2.jpg
( Đền thờ vua Lê Đại Hành ở làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa)

Theo truyền thuyết và những tài liệu còn để lại thì làng Trung Lập ngày nay được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ thứ IX, lúc đầu có tên là sách Khả Lập, sau đổi tên là “kẻ Sộp”, đến thời Đinh đổi tên thành làng Trung Lập và giữ nguyên tên cho đến ngày nay. Làng ở trên một gò đất cao như thân rồng, nằm giữa hai dòng sông, phía Bắc cách làng chừng 3.000m là dòng Trùy Giang (sông Cầu Chày), phía Nam, cách làng chừng 3.000m là dòng Lương Giang (sông Chu ngày nay). Lúc đầu thành lập, làng mới có 3 họ là họ Lê, họ Đỗ và họ Chu, với số đinh khoảng vài chục người.

Vị trí địa lý của làng thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước), quanh làng nhiều kênh , mương, đầm, thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản (tôm, cá, cua, ốc...). Cách làng về phía Bắc và phía Tây 2.000m là rừng rậm tiện cho việc khai thác lâm sản, do vậy người từ các nơi về đây sinh sống ngày một đông.

Hơn 1.000 năm trước, khí thiêng sông núi đã hội tụ hun đúc sản sinh ra Lê Đại Hành Hoàng đế, người đã xây dựng nền móng độc lập, tự chủ của dân tộc ta, chấm dứt họa xâm lăng hàng ngàn năm của phương Bắc.

Là một làng quê có niềm vinh dự “Đất sinh ra vua”, nên trước đây toàn bộ đời sống văn hóa, tín ngưỡng của dân làng đều gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhà vua. Ngày nay, làng Trung Lập còn giữ nguyên những phong tục, tập quán cổ đó cùng với các di tích có giá trị về lịch sử, văn hóa gắn liền với thân thế, sự nghiệp của vị vua anh hùng dân tộc.

a3.png
( Văn bia cổ tại Đền thờ Lê Đại Hành Hoàng đế)

Ngày mồng 8 tháng Ba năm Ất Tỵ (1005), vua băng hà ở điện Trường Xuân, gọi là Đại Hành Hoàng đế cũng lấy đây là miếu hiệu. Vua được chôn cất ở Sơn Lăng châu Trường Yên (ngày nay là Ninh Bình). Sau khi mất, Lê Đại Hành hoàng đế được nhân dân ở nhiều nơi lập đền thờ, trong số đó có làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa và được coi là đền chính.

Tương truyền sau khi vua Lê Đại Hành mất, để ghi nhớ công ơn của ngài, dân làng Trung Lập dựng một ngôi miếu nhỏ bằng tre lá trên mảnh đất xưa kia gia đình vua đã ở để phụng thờ. Miếu tọa hướng Đông, phía trước miếu Nhân dân trong làng đào một ao lớn để làm minh đường, lại lấy một cồn đất nhỏ làm án. Đến đời vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn cho làm lại miếu và tọa hướng Nam, chếch Tây vài độ. Đến đời Hồng Đức (đời vua Lê Thánh Tông) cho xây dựng đền có quy mô như ngày nay để tiện cho việc thờ phụng và tổ chức lễ hội hàng năm.

Hàng năm, Lễ hội Đền thờ vua Lê Đại Hành diễn ra từ mùng 7 đến mùng 9 tháng 3 (âm lịch), chính hội là mùng 8 tháng 3 (âm lịch) - ngày hóa kỵ của đức vua Lê Đại Hành. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của cộng đồng cư dân làng Trung Lập, xã Xuân Lập cũng như cộng đồng cư dân làng Phong Mỹ, xã Trường Xuân; làng Yên Lãng (nay là thôn 4), xã Phú Xuân nói riêng và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa nói chung.

a4.jpg
( Lễ hội Đền thờ Lê Đại Hành Hoàng đế được tổ chức hàng năm)

Với một ý nghĩa xuyên suốt là “uống nước nhớ nguồn”, lễ hội là dịp tưởng nhớ công đức của đức vua Lê Đại Hành và các tướng lĩnh trong việc dẹp nội loạn, chống ngoại xâm giữ yên bờ cõi. Lễ hội cũng tái hiện một trong những sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, mở đầu cho sự ra đời của vương triều Tiền Lê trong lịch sử dân tộc.

Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm nay gắn với Kỷ niệm 1018 năm Ngày mất của anh hùng dân tộc Lê Hoàn, đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và tổ chức Tuần lễ văn hóa – Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân năm 2023 được diễn ra từ ngày 24- 28/4 ( Tức ngày 05 - 09/03 âm lịch), tại thôn Trung Lập xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá. Lễ hội Lê Hoàn được tổ chức hoành tráng, với quy mô cấp tỉnh.

Trong Lễ hội gắn với Tuần lễ Văn hóa – Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống như Trò Xuân Phả, múa Pồn Pôông, cồng chiêng, đánh mảng, nhảy sạp, bài điếm; tổ chức hội trại binh, giới thiệu sản vật, đặc sản của địa phương... Đặc biệt, nhiều tục lệ độc đáo gắn liền với những sinh hoạt dưới triều Lê Hoàn vẫn còn lưu giữ đến ngày nay.

                                                                     Nguồn: Trung Tuyến

                                           Trung tâm Văn hóa Thông tin TT và DL huyện 

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Xuân Hồng, Thôn Vân Lộ, Xã Xuân Hồng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0987115468
Email:vpxuanhong @gmail.com