LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ XUÂN KHÁNH
Xã Xuân Khánh (xưa có tên là Tam Lư) một vùng đất có bề dày lịch sử. Gần 2.000 năm trước, nơi đây đã là một vùng dân cư trù phú, bên cạnh người Việt còn có cả người Hoa.
Tam Lư xưa khá táp nập, trên bến dưới thuyền, phong cảnh hữu tình. Các thế hệ người dân xã Xuân Khánh trong lịch sử đã cùng cả dân tộc dựng nước và giữ nước, góp phần xương máu vào cuộc chống giặc ngoại xâm, phát triển đất nước.
Dưới thời Pháp thuộc, người dân xã Xuân Khánh đã sớm tiếp thu tư tưởng yêu nước, cách mạng đến khi có đảng cộng sản lãnh đạo đã cúng nhân dân cả nước đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội
Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ xã Xuân Khánh đã lãnh đạo nhân dân theo ngọn cờ cách mạng của Đảng, vượt qua thử thách, khó khăn, lập được nhiều thành tích, đóng góp xứng đáng cho cách mạng dân tộc và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Xã Xuân Khánh là một vùng đất trù phú, trên bến dưới thuyền, nằm bên bờ hữu ngạn sông Chu
Nhìn trên bản đồ, xã như một hình chữ nhật, mỗi cạnh gần 2km. Phí Đông giáp Thiệu Toán, huyện Thiệu Hoá điểm giáp danh cầu Kè. Phía Tây là xã Thọ Nguyên, phía nam là xã Xuân Phong. Sông Chu ở phía Bắc bên kia là xã Thọ Trường.
- Diện tích đất tự nhiên: 353,25 ha
- Đất nông nghiệp: 233,03 ha
- Đất phi nông nghiệp: 108.63 ha
+ Trong đó có 33,33 ha đất thổ cư
+ Đất chưa sử dụng: 11,59 ha
- Còn lại là đất khác (ao, hồ, nghĩa địa...)
- Dân số: 961.hộ; và 3.670 nhân khẩu
Xuân Khánh có vị trị giao thông thuỷ, bộ khá thuận lợi. ngày xưa từ đây đi đò dọc trên sông Chu 25km đến ngã Ba Đầu, 30km đến Hàm Rồng. Rồi từ đây có thể đi vào Nam ra Bắc. Từ xã Xuân Khánh có thể ngược lên Bái Thượng, Thường Xuân. Những bè gỗ, nứa luồng... từ miền ngược có thể về xuôi dễ dàng.
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, xã Xuân Khánh là đất của hai làng Lư Khánh Thượng và Lư Khánh Đông (gọi là Lư Thượng và Lư Đông).
Tiền thân của hai làng Lư Khánh là làng Tam Lư. Địa danh Tam Lư xuất hiện trong lịch sử nhiều lần, lần đầu tiên là thời Lê Thánh Tông, trong bản đồ Hồng Đức có làng Tam Lư (đúng ở vị trí xã xuân Khánh hiện nay). Tấm gỗ nhỏ trong mộ của Nguyễn Kính Phi (vợ vua Lê Thánh Tông) có ghi nơi chôn cất: "trên cánh đống Tam Lư"
Như vậy từ thời Lê sơ làng Tam Lư đã có tên trên bản đồ Việt Nam, làng thuộc huyện Cổ Lôi (sau đổi tên thành Lôi Dương) phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoá)
Thời nguyễn, Tam Lư thuộc tổng Nam Cai (sau đổi thành Nam Dương) huyện Lôi Dương, phủ Thọ Xuân. Có tài liệu ghi tên buổi đầu lập làng là Cao Vị Trang.
Tam Lư là tên chữ của làng Vạy. Các văn bản của triều đình, khoán ước của làng gọi là làng Tam Lư. Dân gian vẫn gọi tên nôm của làng là làng Vạy. Không những dân trong làng Vạy mà dân các làng khác cũng gọi là làng Vạy. Dân cũng gọi làng Tam Lư bằng cái tên rất cổ xưa: Kẻ Vạy. Những làng gọi là "Kẻ" là những làng cổ. Ở Thọ Xuân có kẻ Vực, kẻ Neo, kẻ Láng, kẻ Căng... địa danh kẻ Vạy đã đi vào tục ngữ. "Đình Bồi, xôi Vạy, bánh dày Căng" (ba sản vật nổi tiếng to, đẹp, ngon). Trong lịch sử Việt Nam, địa danh Tam Lư được nhắc đến nhiều lần.
Sách"Tên làng xã Việt Nam" viết thời Gia Long ghi các xã, thôn thuộc tổng Nam Cai (sau này là Nam Dương), có 18 xã, thôn: thôn Vịnh Nghi, Hoa Phố (sau này là Liên Phô), Bất Căn, Tam Lư, Quần Phú (nay là làng Quân Bình, xã Hạnh Phúc), Trung Vực, Phù Lưu (nay là làng Lễ Nghĩa, xã Xuân Thành)...
Sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Đình Binh bộ thượng thư thời Gia Long viết năm 1806, mô tả Tam Lư như là một trung tâm qua lại buôn bán của Thanh Hoá. Nước thuỷ triều lên đến tận đây là hết. Từ Tam Lư trở lên thượng nguồn là nước ngọt, từ Lỗ Hiền trở xuôi là nước lợ, nước mặn. Sách viết "Từ Lỗ Hiền huyện Lôi Dương 4.062 tầm thì đến, sở tuần Tam Lư thuộc xã Tam Lư, sở tuần này lo việc thu thuế. Từ Tam Lư 7.560 tầm đến xã Yên Trường, huyện Thuỵ Nguyên, lỵ sở cũ thời Lê Trịnh vốn ở đây..."
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ XUÂN KHÁNH
Xã Xuân Khánh (xưa có tên là Tam Lư) một vùng đất có bề dày lịch sử. Gần 2.000 năm trước, nơi đây đã là một vùng dân cư trù phú, bên cạnh người Việt còn có cả người Hoa.
Tam Lư xưa khá táp nập, trên bến dưới thuyền, phong cảnh hữu tình. Các thế hệ người dân xã Xuân Khánh trong lịch sử đã cùng cả dân tộc dựng nước và giữ nước, góp phần xương máu vào cuộc chống giặc ngoại xâm, phát triển đất nước.
Dưới thời Pháp thuộc, người dân xã Xuân Khánh đã sớm tiếp thu tư tưởng yêu nước, cách mạng đến khi có đảng cộng sản lãnh đạo đã cúng nhân dân cả nước đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội
Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ xã Xuân Khánh đã lãnh đạo nhân dân theo ngọn cờ cách mạng của Đảng, vượt qua thử thách, khó khăn, lập được nhiều thành tích, đóng góp xứng đáng cho cách mạng dân tộc và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Xã Xuân Khánh là một vùng đất trù phú, trên bến dưới thuyền, nằm bên bờ hữu ngạn sông Chu
Nhìn trên bản đồ, xã như một hình chữ nhật, mỗi cạnh gần 2km. Phí Đông giáp Thiệu Toán, huyện Thiệu Hoá điểm giáp danh cầu Kè. Phía Tây là xã Thọ Nguyên, phía nam là xã Xuân Phong. Sông Chu ở phía Bắc bên kia là xã Thọ Trường.
- Diện tích đất tự nhiên: 353,25 ha
- Đất nông nghiệp: 233,03 ha
- Đất phi nông nghiệp: 108.63 ha
+ Trong đó có 33,33 ha đất thổ cư
+ Đất chưa sử dụng: 11,59 ha
- Còn lại là đất khác (ao, hồ, nghĩa địa...)
- Dân số: 961.hộ; và 3.670 nhân khẩu
Xuân Khánh có vị trị giao thông thuỷ, bộ khá thuận lợi. ngày xưa từ đây đi đò dọc trên sông Chu 25km đến ngã Ba Đầu, 30km đến Hàm Rồng. Rồi từ đây có thể đi vào Nam ra Bắc. Từ xã Xuân Khánh có thể ngược lên Bái Thượng, Thường Xuân. Những bè gỗ, nứa luồng... từ miền ngược có thể về xuôi dễ dàng.
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, xã Xuân Khánh là đất của hai làng Lư Khánh Thượng và Lư Khánh Đông (gọi là Lư Thượng và Lư Đông).
Tiền thân của hai làng Lư Khánh là làng Tam Lư. Địa danh Tam Lư xuất hiện trong lịch sử nhiều lần, lần đầu tiên là thời Lê Thánh Tông, trong bản đồ Hồng Đức có làng Tam Lư (đúng ở vị trí xã xuân Khánh hiện nay). Tấm gỗ nhỏ trong mộ của Nguyễn Kính Phi (vợ vua Lê Thánh Tông) có ghi nơi chôn cất: "trên cánh đống Tam Lư"
Như vậy từ thời Lê sơ làng Tam Lư đã có tên trên bản đồ Việt Nam, làng thuộc huyện Cổ Lôi (sau đổi tên thành Lôi Dương) phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoá)
Thời nguyễn, Tam Lư thuộc tổng Nam Cai (sau đổi thành Nam Dương) huyện Lôi Dương, phủ Thọ Xuân. Có tài liệu ghi tên buổi đầu lập làng là Cao Vị Trang.
Tam Lư là tên chữ của làng Vạy. Các văn bản của triều đình, khoán ước của làng gọi là làng Tam Lư. Dân gian vẫn gọi tên nôm của làng là làng Vạy. Không những dân trong làng Vạy mà dân các làng khác cũng gọi là làng Vạy. Dân cũng gọi làng Tam Lư bằng cái tên rất cổ xưa: Kẻ Vạy. Những làng gọi là "Kẻ" là những làng cổ. Ở Thọ Xuân có kẻ Vực, kẻ Neo, kẻ Láng, kẻ Căng... địa danh kẻ Vạy đã đi vào tục ngữ. "Đình Bồi, xôi Vạy, bánh dày Căng" (ba sản vật nổi tiếng to, đẹp, ngon). Trong lịch sử Việt Nam, địa danh Tam Lư được nhắc đến nhiều lần.
Sách"Tên làng xã Việt Nam" viết thời Gia Long ghi các xã, thôn thuộc tổng Nam Cai (sau này là Nam Dương), có 18 xã, thôn: thôn Vịnh Nghi, Hoa Phố (sau này là Liên Phô), Bất Căn, Tam Lư, Quần Phú (nay là làng Quân Bình, xã Hạnh Phúc), Trung Vực, Phù Lưu (nay là làng Lễ Nghĩa, xã Xuân Thành)...
Sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Đình Binh bộ thượng thư thời Gia Long viết năm 1806, mô tả Tam Lư như là một trung tâm qua lại buôn bán của Thanh Hoá. Nước thuỷ triều lên đến tận đây là hết. Từ Tam Lư trở lên thượng nguồn là nước ngọt, từ Lỗ Hiền trở xuôi là nước lợ, nước mặn. Sách viết "Từ Lỗ Hiền huyện Lôi Dương 4.062 tầm thì đến, sở tuần Tam Lư thuộc xã Tam Lư, sở tuần này lo việc thu thuế. Từ Tam Lư 7.560 tầm đến xã Yên Trường, huyện Thuỵ Nguyên, lỵ sở cũ thời Lê Trịnh vốn ở đây..."
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 0987115468
Email:vpxuanhong @gmail.com