Hướng dẫn Kỹ năng nhận diện và cách xử lỷ khi gặp thông tin giả

Ngày 19/06/2024 14:36:05

 Khi đọc thông tin trên mạng, nếu thấy có những dấu hiệu sau thì rất có thể bạn đang đọc một tin giả

1. Dấu hiệu nhận biết một tin giả

 

Khi đọc thông tin trên mạng, nếu thấy có những dấu hiệu sau thì rất có thể bạn đang đọc một tin giả:

- Tiêu đề giật gân, thu hút, nội dung thông tin mới lạ, thường đề cập đến một vấn đề nóng đang được nhiều người quan tâm.

- Thông tin không ghi nguồn hoặc nguồn không rõ ràng.

- Thông tin xuất phát từ những trang web, tài khoản, kênh nội dung trên mạng xã hội thường xuyên tung tin giả, hoặc từ những trang, tài khoản, kênh không thuộc cơ quan báo chí chính thống hoặc cơ quan nhà nước.

2. Cách xác định tin giả

Khi nghi ngờ một tin giả, bạn cần thực hiện những bước sau để kiểm tra, xác minh:

- Xem xét nguồn tin, kiểm tra tác giả.

- Kiểm tra thông tin, hình ảnh minh họa và đường dẫn liên kết.

- Kiểm tra thời gian.

- Đọc toàn bộ nội dung, tìm những điểm nghi ngờ, mâu thuẫn.

- Đối chiếu với thông tin trên báo chí chính thống hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc các cơ quan chức năng.

3. Làm thế nào để tránh bẫy “tin giả”?

Ngày nay, tin giả có thể được tạo ra bằng nhiều phương thức tinh vi khiến cho ngay cả khi bạn là một công dân có trách nhiệm thì vẫn có thể vô hình sập “bẫy tin giả”. Vì vậy, bạn cần tự trang bị một số kiến thức cần thiết để bảo vệ chính mình khỏi nguy cơ từ trên mạng.

- Không tin ngay vào tất cả mọi thứ bạn thấy trên mạng.

- Suy nghĩ hai lần trước khi chia sẻ, đăng tải hoặc bình luận video, hình ảnh, tin tức trên mạng.

- Hỏi thăm, tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân khi bạn cảm thấy chưa chắc chắn hoặc chờ sự xác nhận thông tin từ cơ quan báo chí chính thống hoặc cơ quan có thẩm quyền.

4. Phải làm gì nếu lỡ đăng tải, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật?

- Gỡ bỏ thông tin sai sự thật.

- Đưa ra lời đính chính, xin lỗi.

- Hợp tác với cơ quan chức năng nếu có yêu cầu.

5. Cách xử lý khi thấy tin giả

Khi phát hiện một tin giả, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể thông báo đến Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) thuộc Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương.

Các bước cần làm khi thấy tin giả:

- Lưu lại bằng chính (lưu lại đường link, chụp ảnh màn hình tin, bài viết nghi là tin giả, tải video nghi là tin giả về máy tính, điện thoại của mình...).

- Không chia sẻ và cảnh báo cho người thân, bạn bè không chia sẻ những thông tin nghi ngờ là giả này.

- Cảnh báo cho người đang đăng tải, chia sẻ những thông tin này về khả năng họ đang lan truyền tin giả và hậu quả của việc này.

- Thông báo tin giả (kèm theo thông tin, bằng chứng) đến cơ quan chức năng có thẩm quyền theo các cách sau:

Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) thuộc Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) thông qua các phương thức sau:

Website: https://tingia.gov.vn;

Email: online.abei@mic.gov.vn;

Hotline: 18008108.

Đến cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương (Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố) có thể lấy thông tin liên hệ qua website của các cơ quan này.
Nguồn: Tài liệu phổ cập kỹ năng số cho người dân

Hướng dẫn Kỹ năng nhận diện và cách xử lỷ khi gặp thông tin giả

Đăng lúc: 19/06/2024 14:36:05 (GMT+7)

 Khi đọc thông tin trên mạng, nếu thấy có những dấu hiệu sau thì rất có thể bạn đang đọc một tin giả

1. Dấu hiệu nhận biết một tin giả

 

Khi đọc thông tin trên mạng, nếu thấy có những dấu hiệu sau thì rất có thể bạn đang đọc một tin giả:

- Tiêu đề giật gân, thu hút, nội dung thông tin mới lạ, thường đề cập đến một vấn đề nóng đang được nhiều người quan tâm.

- Thông tin không ghi nguồn hoặc nguồn không rõ ràng.

- Thông tin xuất phát từ những trang web, tài khoản, kênh nội dung trên mạng xã hội thường xuyên tung tin giả, hoặc từ những trang, tài khoản, kênh không thuộc cơ quan báo chí chính thống hoặc cơ quan nhà nước.

2. Cách xác định tin giả

Khi nghi ngờ một tin giả, bạn cần thực hiện những bước sau để kiểm tra, xác minh:

- Xem xét nguồn tin, kiểm tra tác giả.

- Kiểm tra thông tin, hình ảnh minh họa và đường dẫn liên kết.

- Kiểm tra thời gian.

- Đọc toàn bộ nội dung, tìm những điểm nghi ngờ, mâu thuẫn.

- Đối chiếu với thông tin trên báo chí chính thống hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc các cơ quan chức năng.

3. Làm thế nào để tránh bẫy “tin giả”?

Ngày nay, tin giả có thể được tạo ra bằng nhiều phương thức tinh vi khiến cho ngay cả khi bạn là một công dân có trách nhiệm thì vẫn có thể vô hình sập “bẫy tin giả”. Vì vậy, bạn cần tự trang bị một số kiến thức cần thiết để bảo vệ chính mình khỏi nguy cơ từ trên mạng.

- Không tin ngay vào tất cả mọi thứ bạn thấy trên mạng.

- Suy nghĩ hai lần trước khi chia sẻ, đăng tải hoặc bình luận video, hình ảnh, tin tức trên mạng.

- Hỏi thăm, tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân khi bạn cảm thấy chưa chắc chắn hoặc chờ sự xác nhận thông tin từ cơ quan báo chí chính thống hoặc cơ quan có thẩm quyền.

4. Phải làm gì nếu lỡ đăng tải, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật?

- Gỡ bỏ thông tin sai sự thật.

- Đưa ra lời đính chính, xin lỗi.

- Hợp tác với cơ quan chức năng nếu có yêu cầu.

5. Cách xử lý khi thấy tin giả

Khi phát hiện một tin giả, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể thông báo đến Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) thuộc Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương.

Các bước cần làm khi thấy tin giả:

- Lưu lại bằng chính (lưu lại đường link, chụp ảnh màn hình tin, bài viết nghi là tin giả, tải video nghi là tin giả về máy tính, điện thoại của mình...).

- Không chia sẻ và cảnh báo cho người thân, bạn bè không chia sẻ những thông tin nghi ngờ là giả này.

- Cảnh báo cho người đang đăng tải, chia sẻ những thông tin này về khả năng họ đang lan truyền tin giả và hậu quả của việc này.

- Thông báo tin giả (kèm theo thông tin, bằng chứng) đến cơ quan chức năng có thẩm quyền theo các cách sau:

Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) thuộc Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) thông qua các phương thức sau:

Website: https://tingia.gov.vn;

Email: online.abei@mic.gov.vn;

Hotline: 18008108.

Đến cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương (Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố) có thể lấy thông tin liên hệ qua website của các cơ quan này.
Nguồn: Tài liệu phổ cập kỹ năng số cho người dân

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Xuân Hồng, Thôn Vân Lộ, Xã Xuân Hồng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0987115468
Email:vpxuanhong @gmail.com