Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lúa, vụ Chiêm Xuân 2024.

Ngày 11/04/2024 16:22:46

 

UBND HUYỆN THỌ XUÂN

UBND XÃ XUÂN HỒNG

CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 14/HD-UBND

V/v hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lúa, vụ Chiêm Xuân 2024.

Xuân Hồng, ngày 11 tháng 4 năm 2024

 

Kính gửi:          - Các ông, bà trưởng thôn
                        - Cán bộ và nhân dân trong xã.

Hiện nay đa số các trà lúa đang ở giai đoạn phân hóa đòng đến trỗ (diện tích trà né lụt tại các xã Xuân Sinh, Xuân Lập… đang trỗ). Trong điều kiện thời tiết ẩm độ cao, nắng mưa xen kẻ, thuận lợi cho các đối tượng sâu, bệnh phát sinh gây hại như: bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn… Để chủ động phát hiện sớm, phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh gây hại trên cây lúa, UBND xã Xuân Hồng hướng dẫn các biện pháp cụ thể như sau:

1.  Đối với bệnh đạo ôn

-   Bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện chủ yếu trên các giống TBR225, Thiên Ưu 8, Bắc Thịnh, nếp,…Những diện diện tích bị nhiễm bệnh, phun trừ ngay khi bệnh mới xuất hiện bằng 1 trong các loại thuốc: Trizole 75WP, Filia 525 SC, Lim 750WP, Fuji-One 40WP,...phun kép lần 2 (phun sau lần 1 từ 5-7 ngày).

-    Trên diện tích đạo ôn lá đã được phun trừ nhưng vẫn còn xuất hiện vết bệnh, cần phải phun lại trước và sau trỗ, để phòng trừ đạo ôn cổ bông, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu như: Trizole 75WP, Filia 525 SE, Kasai 16.2SC,...Phun kép 2 lần (sau lần 1 từ 5-7 ngày); giai đoạn lúa trỗ có thể phun kết hợp với một trong các loại thuốc sau để phòng trừ bệnh đen lép hạt: Tilt super 300 EC, Amicol 360EC, Bioride 50SC, Mitop one 390SC, Tilusa super 300EC…

2.   Đối với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Bệnh gây hại chủ yếu trên các chân ruộng sâu trũng và lây lan nhanh sau những trận mưa giông. Triệu trứng bệnh bạc lá gây hại từ mép lá, chóp lá vào trong; bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại dọc theo phiến lá, vết bệnh có màu nâu đỏ, vàng xỉn. Cần phun trừ ngay khi vết bệnh mới xuất hiện bằng một trong các loại thuốc: Kasumin 2SL, Kata 2SL, Ankamycin 30SL, Ychatot 900SP, Avikhuan 102SP,.....Pha và phun theo hướng dẫn bao bì thuốc. Phun kép 2 lần (lần 2 cách 1 từ 5 - 7 ngày).

3.    Đối với bệnh khô vằn: Trên những diện tích nhiễm bệnh, Phun trừ bằng một trong các loại thuốc: Top-vali 5SL, Validan 5WP, Alicin 5SL, Tilsuper 300EC, Avalin 5SL… khi phun có thể kết hợp 0,2 kg Kali trắng (KH2SO4)/2 bình 16 lít/500m2 để tăng hiệu quả phòng trừ bệnh.

Ngoài ra, cần tích cực điều tra, tăng cường theo dõi diễn biến rầy các loại, những vùng thường xảy ra cháy rầy từ vụ trước, những ruộng nhiễm, chủ động phòng trừ khi mật độ rầy từ 750 con/m2 (15 con/khóm) trở lên.


Đề nghị Đài truyền thanh tăng thời lượng, thông tin, tuyên truyền kịp thời nội dung hướng dẫn; đôn đốc cán bộ kỹ thuật, các Trưởng thôn, thường xuyên thăm đồng, kiểm tra, phát hiện sớm, chính xác đối tượng gây hại trên từng diện tích, từng xứ đồng, hướng dẫn nông dân phun trừ kịp thời có hiệu quả./.

 

Nơi nhận:

-   Như trên (T/hiện);

-   Lưu VP.

 PHÓ CHỦ TỊCH

                                                                                           

     Lê Bá Oánh

Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lúa, vụ Chiêm Xuân 2024.

Đăng lúc: 11/04/2024 16:22:46 (GMT+7)

 

UBND HUYỆN THỌ XUÂN

UBND XÃ XUÂN HỒNG

CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 14/HD-UBND

V/v hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lúa, vụ Chiêm Xuân 2024.

Xuân Hồng, ngày 11 tháng 4 năm 2024

 

Kính gửi:          - Các ông, bà trưởng thôn
                        - Cán bộ và nhân dân trong xã.

Hiện nay đa số các trà lúa đang ở giai đoạn phân hóa đòng đến trỗ (diện tích trà né lụt tại các xã Xuân Sinh, Xuân Lập… đang trỗ). Trong điều kiện thời tiết ẩm độ cao, nắng mưa xen kẻ, thuận lợi cho các đối tượng sâu, bệnh phát sinh gây hại như: bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn… Để chủ động phát hiện sớm, phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh gây hại trên cây lúa, UBND xã Xuân Hồng hướng dẫn các biện pháp cụ thể như sau:

1.  Đối với bệnh đạo ôn

-   Bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện chủ yếu trên các giống TBR225, Thiên Ưu 8, Bắc Thịnh, nếp,…Những diện diện tích bị nhiễm bệnh, phun trừ ngay khi bệnh mới xuất hiện bằng 1 trong các loại thuốc: Trizole 75WP, Filia 525 SC, Lim 750WP, Fuji-One 40WP,...phun kép lần 2 (phun sau lần 1 từ 5-7 ngày).

-    Trên diện tích đạo ôn lá đã được phun trừ nhưng vẫn còn xuất hiện vết bệnh, cần phải phun lại trước và sau trỗ, để phòng trừ đạo ôn cổ bông, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu như: Trizole 75WP, Filia 525 SE, Kasai 16.2SC,...Phun kép 2 lần (sau lần 1 từ 5-7 ngày); giai đoạn lúa trỗ có thể phun kết hợp với một trong các loại thuốc sau để phòng trừ bệnh đen lép hạt: Tilt super 300 EC, Amicol 360EC, Bioride 50SC, Mitop one 390SC, Tilusa super 300EC…

2.   Đối với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Bệnh gây hại chủ yếu trên các chân ruộng sâu trũng và lây lan nhanh sau những trận mưa giông. Triệu trứng bệnh bạc lá gây hại từ mép lá, chóp lá vào trong; bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại dọc theo phiến lá, vết bệnh có màu nâu đỏ, vàng xỉn. Cần phun trừ ngay khi vết bệnh mới xuất hiện bằng một trong các loại thuốc: Kasumin 2SL, Kata 2SL, Ankamycin 30SL, Ychatot 900SP, Avikhuan 102SP,.....Pha và phun theo hướng dẫn bao bì thuốc. Phun kép 2 lần (lần 2 cách 1 từ 5 - 7 ngày).

3.    Đối với bệnh khô vằn: Trên những diện tích nhiễm bệnh, Phun trừ bằng một trong các loại thuốc: Top-vali 5SL, Validan 5WP, Alicin 5SL, Tilsuper 300EC, Avalin 5SL… khi phun có thể kết hợp 0,2 kg Kali trắng (KH2SO4)/2 bình 16 lít/500m2 để tăng hiệu quả phòng trừ bệnh.

Ngoài ra, cần tích cực điều tra, tăng cường theo dõi diễn biến rầy các loại, những vùng thường xảy ra cháy rầy từ vụ trước, những ruộng nhiễm, chủ động phòng trừ khi mật độ rầy từ 750 con/m2 (15 con/khóm) trở lên.


Đề nghị Đài truyền thanh tăng thời lượng, thông tin, tuyên truyền kịp thời nội dung hướng dẫn; đôn đốc cán bộ kỹ thuật, các Trưởng thôn, thường xuyên thăm đồng, kiểm tra, phát hiện sớm, chính xác đối tượng gây hại trên từng diện tích, từng xứ đồng, hướng dẫn nông dân phun trừ kịp thời có hiệu quả./.

 

Nơi nhận:

-   Như trên (T/hiện);

-   Lưu VP.

 PHÓ CHỦ TỊCH

                                                                                           

     Lê Bá Oánh

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Xuân Hồng, Thôn Vân Lộ, Xã Xuân Hồng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0987115468
Email:vpxuanhong @gmail.com