Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024)

Ngày 22/12/2024 00:00:00

 Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là một sự kiện rất ý nghĩa, là dịp để tôn vinh và tưởng nhớ những người lính đã đóng góp quý giá cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và phát triển đất nước. Qua 80 năm, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thể hiện được sức mạnh, lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Trong Chỉ thị, Người ghi rõ: “Tên ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền”. “Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân…”. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và Lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, tuyên bố thành lập Đội, gồm 34 người, biên chế thành 3 tiểu đội do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm Chính trị viên. Ngày 22/12/1944 được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ của Đảng đã quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang cách mạng trên cả nước thành Việt Nam giải phóng quân. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam giải phóng quân đã cùng lực lượng vũ trang các địa phương và Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc đoàn, rồi Quân đội quốc gia Việt Nam (1946), từ năm 1950 được gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam.

*

*        *

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang phát triển mạnh mẽ, cùng Nhân dân ta nhất tề đứng lên, quyết chiến đấu với quân xâm lược. Cuối năm 1946, theo quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước chia thành 12 chiến khu. Lúc này, ở Nam Bộ vẫn tổ chức các chi đội Vệ quốc đoàn, ở Bắc Bộ và Trung Bộ có thành lập các trung đoàn và một số tiểu đoàn thuộc các chiến khu; hệ thống tổ chức đảng trong Quân đội được thành lập từ Trung ương Quân ủy đến chi bộ.

Đêm 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, quân và dân ta đã đánh hàng trăm trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch.

Mùa xuân năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ lên Việt Bắc, nơi đây trở thành trung tâm chỉ đạo kháng chiến của cả nước. Thu Đông năm 1947, thực dân Pháp huy động lực lượng lớn quân tinh nhuệ có máy bay, tàu chiến hỗ trợ, bất ngờ tiến công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. Sau hơn hai tháng mở chiến dịch phản công, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 7.000 tên địch. Đây là chiến dịch phản công quy mô lớn đầu tiên giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta; đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn và làm phá sản chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp; bảo toàn và phát triển bộ đội chủ lực, bảo vệ cơ quan đầu não và căn cứ địa của cả nước.

Sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947, Quân đội ta đã có bước trưởng thành. Từ đầu năm 1948 đến giữa năm 1950, bộ đội ta liên tiếp mở nhiều chiến dịch nhỏ trên các chiến trường. Từ giữa năm 1949, Bộ Tổng Tư lệnh chủ trương rút các đại đội độc lập về xây dựng các trung đoàn, đại đoàn chủ lực. Trong các năm 1948, 1949 và đầu năm 1950, lực lượng vũ trang ta không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh. Tháng 6/1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới, chủ động tấn công Pháp. Chiến thắng Biên giới góp phần quan trọng làm thay đổi cục diện chiến tranh: Ta bước sang giai đoạn chiến lược phản công và tiến công, quân Pháp chuyển dần sang chiến lược phòng ngự; đồng thời đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về nghệ thuật chiến dịch và sự trưởng thành lớn mạnh của Quân đội ta. Trong vòng 6 tháng (12/1950 - 6/1951), ta đã liên tiếp mở ba chiến dịch mang tên: Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung. Đây là những chiến dịch quy mô lớn đầu tiên đánh vào phòng tuyến kiên cố của địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Tháng 11/1951, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Hoà Bình; vừa tập trung chủ lực trên mặt trận chính Hoà Bình, vừa đưa một bộ phận chủ lực vào hoạt động trong vùng địch hậu đồng bằng Bắc Bộ, đẩy mạnh chiến tranh du kích trong vùng địch tạm chiếm. Trong chiến dịch này, bộ đội ta có bước tiến bộ mới về trình độ chiến thuật, kỹ thuật, về khả năng chiến đấu liên tục dài ngày, về sự phối hợp tác chiến giữa ba thứ quân. Đầu tháng 9/1952, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Tây Bắc, giải phóng một vùng rộng lớn ở địa bàn chiến lược quan trọng, nối thông vùng giải phóng Tây Bắc với căn cứ địa Việt Bắc và Thượng Lào, giữ vững thế chủ động tiến công, làm thất bại âm mưu mở rộng chiếm đóng của địch.

Trước những thay đổi cục diện chiến tranh ở Đông Dương, trên cơ sở đánh giá đúng tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch, tháng 9/1953, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954. Sau khi thực dân Pháp đổ quân đánh chiếm Điện Biên Phủ, trước thời cơ thuận lợi, ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị họp quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 56 ngày đêm (13/3 - 7/5/1954) liên tục chiến đấu, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược, buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Chiến dịch Điện Biên Phủ là một điển hình xuất sắc, là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp; đồng thời là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của Quân đội ta sau 10 năm xây dựng, chiến đấu và chiến thắng vẻ vang.

*

*         *

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ mở ra một giai đoạn phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.

Để đẩy mạnh cao trào cách mạng của quần chúng, ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Ngày 15/2/1961, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang nhân dân ở miền Nam; đây là bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam trực tiếp hoạt động trên chiến trường miền Nam.

Từ năm 1961, đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Được cố vấn Mỹ chỉ huy và dựa vào hỏa lực Mỹ chi viện, ngụy quân Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân đánh phá vùng giải phóng, gom dân lập “ấp chiến lược”. Quân và dân ta đã liên tục chiến đấu, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng.

Ngày 5/8/1964, sau khi dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”, vu cáo Hải quân nhân dân Việt Nam cố ý tiến công tàu khu trục Mỹ ở vùng biển quốc tế nhằm đánh lừa dư luận, chính quyền Mỹ sử dụng không quân bất ngờ mở cuộc tiến công mang tên “Mũi tên xuyên”, đánh phá vào hầu hết các căn cứ của hải quân ta trên suốt dải ven biển miền Bắc. Nhờ chuẩn bị từ trước, các đơn vị hải quân, phòng không, dân quân tự vệ đã kịp thời phát hiện, mưu trí, dũng cảm chiến đấu. Trên cơ sở những thắng lợi trong năm 1963 và đầu năm 1964, tháng 10/1964, Quân ủy Trung ương chỉ thị cho các lực lượng vũ trang miền Nam mở đợt hoạt động Đông Xuân 1964 - 1965, tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân chủ lực ngụy, mở rộng vùng giải phóng. Sau các chiến dịch Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài của ta giành thắng lợi, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ hoàn toàn bị phá sản. Từ giữa năm 1965, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân chiến đấu của Mỹ và đồng minh cùng khối lượng lớn phương tiện chiến tranh vào miền Nam Việt Nam, đồng thời củng cố và tăng cường quân ngụy. Toàn bộ mục tiêu chiến lược của đế quốc Mỹ trong giai đoạn này là “tìm và diệt” chủ lực Quân Giải phóng và cơ quan chỉ đạo cách mạng miền Nam, “bình định” miền Nam, uy hiếp tinh thần kháng chiến của nhân dân Việt Nam, buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải ngồi vào bàn đàm phán theo những điều kiện áp đặt của Mỹ.

Sau những thắng lợi quan trọng của cách mạng miền Nam, tháng 1/1968, Hội nghị Trung ương lần thứ 14 thông qua Nghị quyết của Bộ Chính trị, quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Chỉ trong thời gian ngắn, quân và dân ta đã tiến công vào hàng loạt mục tiêu nằm sâu trong các đô thị trên toàn miền Nam, gây cho địch thiệt hại rất nặng nề, làm đảo lộn thế trận chiến lược của đế quốc Mỹ. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, rút dần quân về nước, chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Paris.

Với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, đế quốc Mỹ không cam tâm chịu thất bại, từ năm 1969, chúng chuyển sang thi hành “Học thuyết Níchxơn” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Trong những năm 1969 - 1972, đế quốc Mỹ sử dụng tối đa về sức mạnh quân sự, kết hợp với những thủ đoạn chính trị và ngoại giao hết sức xảo quyệt, hòng cô lập và bóp nghẹt cuộc kháng chiến của Nhân dân ta.

Trước những thất bại nặng nề, đêm 18/12/1972, đế quốc Mỹ liều lĩnh mở cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn nhất mang tên “Chiến dịch Linebacker II” đánh phá miền Bắc, tập trung ồ ạt vào Hà Nội, Hải Phòng. Một lần nữa quân và dân miền Bắc đã anh dũng chiến đấu, đánh bại cuộc tập kích chiến lược của địch, buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc và nối lại cuộc đàm phán ở Paris. Những thắng lợi to lớn của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam, cùng với Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973), rút quân về nước.

Tuy nhiên, ngụy quyền Sài Gòn ngang nhiên vi phạm Hiệp định, đẩy mạnh lấn chiếm vùng giải phóng của ta. Để sớm kết thúc chiến tranh, theo đề nghị của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, từ cuối năm 1973 đến đầu năm 1975, Bộ Chính trị đã phê chuẩn việc thành lập các quân đoàn chủ lực. Trong hai năm 1973 - 1974, quân và dân ta liên tiếp giành được thắng lợi quan trọng, làm cho cục diện chiến trường tiếp tục thay đổi có lợi cho ta. Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10/1974 và đầu năm 1975 đã chỉ rõ sự xuất hiện thời cơ lịch sử và nêu quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, ngày 4/3/1975, bộ đội ta mở chiến dịch Tây Nguyên, mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Sau một số trận đánh tạo thế và nghi binh chiến dịch, ngày 10 và 11/3/1975, quân ta tiến công giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột. Tiếp đó, giải phóng hoàn toàn tỉnh Kon Tum, Gia Lai và toàn bộ Tây Nguyên. Sau khi chiến dịch Tây Nguyên nổ ra được một ngày, ngày 5/3/1975, quân ta mở chiến dịch Trị Thiên - Huế, giải phóng tỉnh Quảng Trị, thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên. Phát huy thắng lợi, quân ta mở chiến dịch giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng (29/3); Bình Định, Phú Yên (1/4), Khánh Hòa (3/4)…

Từ những thắng lợi đó, Bộ Chính trị quyết định giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được lấy tên là “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, ngày 26/4, quân ta hình thành thế bao vây Sài Gòn từ 5 hướng. 10 giờ 45 phút, lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2 đánh chiếm Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn, buộc tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ của Quân Giải phóng được cắm trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

*

*         *

Đến nay, trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội ta đã xây đắp nên truyền thống rất vẻ vang, tự hào, được lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Kể từ khi ra đời, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn là lực lượng tin cậy, trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Với tinh thần chiến đấu vì độc lập, tự do, và hạnh phúc của nhân dân, quân đội ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để lập nên những chiến công hiển hách.

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là một sự kiện rất ý nghĩa. Đây là dịp để chúng ta cùng ôn lại trang sử hào hùng và vinh quang của lực lượng đã luôn đồng hành và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam qua bao thăng trầm của lịch sử. Trong giai đoạn hiện nay, trước những thách thức mới của thời kỳ hội nhập và phát triển, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt bảo vệ Tổ quốc. Với phương châm "chủ động, sáng tạo, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại hóa", quân đội ta ngày càng được trang bị hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn và tác chiến.

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập, chúng ta trân trọng gửi lời tri ân sâu sắc đến các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Chúng ta nguyện tiếp tục phấn đấu, học tập và rèn luyện để xứng đáng với truyền thống anh hùng của quân đội. Với lòng tự hào và niềm tin vững chắc, chúng ta tin tưởng rằng Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những kỳ tích mới, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024)

Đăng lúc: 22/12/2024 00:00:00 (GMT+7)

 Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là một sự kiện rất ý nghĩa, là dịp để tôn vinh và tưởng nhớ những người lính đã đóng góp quý giá cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và phát triển đất nước. Qua 80 năm, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thể hiện được sức mạnh, lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Trong Chỉ thị, Người ghi rõ: “Tên ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền”. “Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân…”. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và Lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, tuyên bố thành lập Đội, gồm 34 người, biên chế thành 3 tiểu đội do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm Chính trị viên. Ngày 22/12/1944 được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ của Đảng đã quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang cách mạng trên cả nước thành Việt Nam giải phóng quân. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam giải phóng quân đã cùng lực lượng vũ trang các địa phương và Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc đoàn, rồi Quân đội quốc gia Việt Nam (1946), từ năm 1950 được gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam.

*

*        *

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang phát triển mạnh mẽ, cùng Nhân dân ta nhất tề đứng lên, quyết chiến đấu với quân xâm lược. Cuối năm 1946, theo quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước chia thành 12 chiến khu. Lúc này, ở Nam Bộ vẫn tổ chức các chi đội Vệ quốc đoàn, ở Bắc Bộ và Trung Bộ có thành lập các trung đoàn và một số tiểu đoàn thuộc các chiến khu; hệ thống tổ chức đảng trong Quân đội được thành lập từ Trung ương Quân ủy đến chi bộ.

Đêm 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, quân và dân ta đã đánh hàng trăm trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch.

Mùa xuân năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ lên Việt Bắc, nơi đây trở thành trung tâm chỉ đạo kháng chiến của cả nước. Thu Đông năm 1947, thực dân Pháp huy động lực lượng lớn quân tinh nhuệ có máy bay, tàu chiến hỗ trợ, bất ngờ tiến công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. Sau hơn hai tháng mở chiến dịch phản công, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 7.000 tên địch. Đây là chiến dịch phản công quy mô lớn đầu tiên giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta; đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn và làm phá sản chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp; bảo toàn và phát triển bộ đội chủ lực, bảo vệ cơ quan đầu não và căn cứ địa của cả nước.

Sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947, Quân đội ta đã có bước trưởng thành. Từ đầu năm 1948 đến giữa năm 1950, bộ đội ta liên tiếp mở nhiều chiến dịch nhỏ trên các chiến trường. Từ giữa năm 1949, Bộ Tổng Tư lệnh chủ trương rút các đại đội độc lập về xây dựng các trung đoàn, đại đoàn chủ lực. Trong các năm 1948, 1949 và đầu năm 1950, lực lượng vũ trang ta không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh. Tháng 6/1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới, chủ động tấn công Pháp. Chiến thắng Biên giới góp phần quan trọng làm thay đổi cục diện chiến tranh: Ta bước sang giai đoạn chiến lược phản công và tiến công, quân Pháp chuyển dần sang chiến lược phòng ngự; đồng thời đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về nghệ thuật chiến dịch và sự trưởng thành lớn mạnh của Quân đội ta. Trong vòng 6 tháng (12/1950 - 6/1951), ta đã liên tiếp mở ba chiến dịch mang tên: Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung. Đây là những chiến dịch quy mô lớn đầu tiên đánh vào phòng tuyến kiên cố của địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Tháng 11/1951, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Hoà Bình; vừa tập trung chủ lực trên mặt trận chính Hoà Bình, vừa đưa một bộ phận chủ lực vào hoạt động trong vùng địch hậu đồng bằng Bắc Bộ, đẩy mạnh chiến tranh du kích trong vùng địch tạm chiếm. Trong chiến dịch này, bộ đội ta có bước tiến bộ mới về trình độ chiến thuật, kỹ thuật, về khả năng chiến đấu liên tục dài ngày, về sự phối hợp tác chiến giữa ba thứ quân. Đầu tháng 9/1952, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Tây Bắc, giải phóng một vùng rộng lớn ở địa bàn chiến lược quan trọng, nối thông vùng giải phóng Tây Bắc với căn cứ địa Việt Bắc và Thượng Lào, giữ vững thế chủ động tiến công, làm thất bại âm mưu mở rộng chiếm đóng của địch.

Trước những thay đổi cục diện chiến tranh ở Đông Dương, trên cơ sở đánh giá đúng tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch, tháng 9/1953, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954. Sau khi thực dân Pháp đổ quân đánh chiếm Điện Biên Phủ, trước thời cơ thuận lợi, ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị họp quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 56 ngày đêm (13/3 - 7/5/1954) liên tục chiến đấu, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược, buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Chiến dịch Điện Biên Phủ là một điển hình xuất sắc, là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp; đồng thời là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của Quân đội ta sau 10 năm xây dựng, chiến đấu và chiến thắng vẻ vang.

*

*         *

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ mở ra một giai đoạn phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.

Để đẩy mạnh cao trào cách mạng của quần chúng, ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Ngày 15/2/1961, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang nhân dân ở miền Nam; đây là bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam trực tiếp hoạt động trên chiến trường miền Nam.

Từ năm 1961, đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Được cố vấn Mỹ chỉ huy và dựa vào hỏa lực Mỹ chi viện, ngụy quân Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân đánh phá vùng giải phóng, gom dân lập “ấp chiến lược”. Quân và dân ta đã liên tục chiến đấu, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng.

Ngày 5/8/1964, sau khi dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”, vu cáo Hải quân nhân dân Việt Nam cố ý tiến công tàu khu trục Mỹ ở vùng biển quốc tế nhằm đánh lừa dư luận, chính quyền Mỹ sử dụng không quân bất ngờ mở cuộc tiến công mang tên “Mũi tên xuyên”, đánh phá vào hầu hết các căn cứ của hải quân ta trên suốt dải ven biển miền Bắc. Nhờ chuẩn bị từ trước, các đơn vị hải quân, phòng không, dân quân tự vệ đã kịp thời phát hiện, mưu trí, dũng cảm chiến đấu. Trên cơ sở những thắng lợi trong năm 1963 và đầu năm 1964, tháng 10/1964, Quân ủy Trung ương chỉ thị cho các lực lượng vũ trang miền Nam mở đợt hoạt động Đông Xuân 1964 - 1965, tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân chủ lực ngụy, mở rộng vùng giải phóng. Sau các chiến dịch Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài của ta giành thắng lợi, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ hoàn toàn bị phá sản. Từ giữa năm 1965, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân chiến đấu của Mỹ và đồng minh cùng khối lượng lớn phương tiện chiến tranh vào miền Nam Việt Nam, đồng thời củng cố và tăng cường quân ngụy. Toàn bộ mục tiêu chiến lược của đế quốc Mỹ trong giai đoạn này là “tìm và diệt” chủ lực Quân Giải phóng và cơ quan chỉ đạo cách mạng miền Nam, “bình định” miền Nam, uy hiếp tinh thần kháng chiến của nhân dân Việt Nam, buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải ngồi vào bàn đàm phán theo những điều kiện áp đặt của Mỹ.

Sau những thắng lợi quan trọng của cách mạng miền Nam, tháng 1/1968, Hội nghị Trung ương lần thứ 14 thông qua Nghị quyết của Bộ Chính trị, quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Chỉ trong thời gian ngắn, quân và dân ta đã tiến công vào hàng loạt mục tiêu nằm sâu trong các đô thị trên toàn miền Nam, gây cho địch thiệt hại rất nặng nề, làm đảo lộn thế trận chiến lược của đế quốc Mỹ. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, rút dần quân về nước, chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Paris.

Với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, đế quốc Mỹ không cam tâm chịu thất bại, từ năm 1969, chúng chuyển sang thi hành “Học thuyết Níchxơn” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Trong những năm 1969 - 1972, đế quốc Mỹ sử dụng tối đa về sức mạnh quân sự, kết hợp với những thủ đoạn chính trị và ngoại giao hết sức xảo quyệt, hòng cô lập và bóp nghẹt cuộc kháng chiến của Nhân dân ta.

Trước những thất bại nặng nề, đêm 18/12/1972, đế quốc Mỹ liều lĩnh mở cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn nhất mang tên “Chiến dịch Linebacker II” đánh phá miền Bắc, tập trung ồ ạt vào Hà Nội, Hải Phòng. Một lần nữa quân và dân miền Bắc đã anh dũng chiến đấu, đánh bại cuộc tập kích chiến lược của địch, buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc và nối lại cuộc đàm phán ở Paris. Những thắng lợi to lớn của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam, cùng với Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973), rút quân về nước.

Tuy nhiên, ngụy quyền Sài Gòn ngang nhiên vi phạm Hiệp định, đẩy mạnh lấn chiếm vùng giải phóng của ta. Để sớm kết thúc chiến tranh, theo đề nghị của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, từ cuối năm 1973 đến đầu năm 1975, Bộ Chính trị đã phê chuẩn việc thành lập các quân đoàn chủ lực. Trong hai năm 1973 - 1974, quân và dân ta liên tiếp giành được thắng lợi quan trọng, làm cho cục diện chiến trường tiếp tục thay đổi có lợi cho ta. Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10/1974 và đầu năm 1975 đã chỉ rõ sự xuất hiện thời cơ lịch sử và nêu quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, ngày 4/3/1975, bộ đội ta mở chiến dịch Tây Nguyên, mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Sau một số trận đánh tạo thế và nghi binh chiến dịch, ngày 10 và 11/3/1975, quân ta tiến công giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột. Tiếp đó, giải phóng hoàn toàn tỉnh Kon Tum, Gia Lai và toàn bộ Tây Nguyên. Sau khi chiến dịch Tây Nguyên nổ ra được một ngày, ngày 5/3/1975, quân ta mở chiến dịch Trị Thiên - Huế, giải phóng tỉnh Quảng Trị, thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên. Phát huy thắng lợi, quân ta mở chiến dịch giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng (29/3); Bình Định, Phú Yên (1/4), Khánh Hòa (3/4)…

Từ những thắng lợi đó, Bộ Chính trị quyết định giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được lấy tên là “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, ngày 26/4, quân ta hình thành thế bao vây Sài Gòn từ 5 hướng. 10 giờ 45 phút, lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2 đánh chiếm Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn, buộc tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ của Quân Giải phóng được cắm trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

*

*         *

Đến nay, trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội ta đã xây đắp nên truyền thống rất vẻ vang, tự hào, được lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Kể từ khi ra đời, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn là lực lượng tin cậy, trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Với tinh thần chiến đấu vì độc lập, tự do, và hạnh phúc của nhân dân, quân đội ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để lập nên những chiến công hiển hách.

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là một sự kiện rất ý nghĩa. Đây là dịp để chúng ta cùng ôn lại trang sử hào hùng và vinh quang của lực lượng đã luôn đồng hành và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam qua bao thăng trầm của lịch sử. Trong giai đoạn hiện nay, trước những thách thức mới của thời kỳ hội nhập và phát triển, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt bảo vệ Tổ quốc. Với phương châm "chủ động, sáng tạo, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại hóa", quân đội ta ngày càng được trang bị hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn và tác chiến.

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập, chúng ta trân trọng gửi lời tri ân sâu sắc đến các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Chúng ta nguyện tiếp tục phấn đấu, học tập và rèn luyện để xứng đáng với truyền thống anh hùng của quân đội. Với lòng tự hào và niềm tin vững chắc, chúng ta tin tưởng rằng Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những kỳ tích mới, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Xuân Hồng, Thôn Vân Lộ, Xã Xuân Hồng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0987115468
Email:vpxuanhong @gmail.com