Thọ Xuân: Khát vọng vươn lên từ sản xuất nông nghiệp

Ngày 09/12/2024 14:14:27

Thọ Xuân là một trong những huyện trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thanh, toàn huyện có tổng diện tích đất nông nghiệp trên 19 nghìn ha. Xác định rõ tầm quan trọng của việc tích tụ, tập trung đất đai đối với phát triển sản xuất nông nghiệp, nhiều năm qua, huyện đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tập thể, cá nhân tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng cao.

nong dan.png
Theo chân cán bộ khuyến nông xã Xuân Trường chúng tôi đến thăm cánh đồng Nải Tài. Gần 10 năm về trước, vùng đất chân ruộng cao này của xã Xuân Trường trồng lúa năng suất thấp, không hiệu quả. Nhưng đến nay, đã mướt mát màu xanh của hoa trái trĩu cành. Nhiều gia đình ở xã Xuân Trường, trong đó có gia đình anh Đỗ Xuân Sơn đã mạnh dạn tích tụ đất đai, đầu tư, chuyển đổi đất canh tác, phát triển vùng trồng cây ăn quả. Sau nhiều năm đầu tư, học hỏi kinh nghiệm và áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào chăm sóc, đến nay diện tích 7 ha cây ăn quả, với trên 3500 gốc bưởi và cam đã cho thu hoạch với sản lượng hàng năm từ 80 đến 90 tấn quả, mang lại cho gia đình anh thu nhập hàng tỷ đồng. Đến nay xã Xuân Trường đã chuyển đổi được gần 40 ha đất kém hiệu quả để thực hiện các mô hình phát triển nông nghiệp. Hiện toàn xã đã xây dựng được hàng chục mô hình trang trại và gia trại. Các mô hình đã cho thấy giá trị cao gấp từ 6 đến 8 lần so với trồng lúa trước đây.
Khu đồng NGâu xã Nam Giang.png
Rời xã Xuân Trường, chúng tôi đến thăm cánh đồng Ngâu xã Nam Giang có diện tích trên 60 ha, là đồng chiêm trũng thường xuyên bị ngập lụt, hiệu quả sản xuất thấp. Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, xã Nam Giang đã tích tụ, quy hoạch, chuyển đổi số diện tích đất lúa kém hiệu quả phát triển vùng trang trại tập trung. Để chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả phát triển vùng trang trại tập trung, cấp ủy, chính quyền xã Nam Giang đã huy động các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội cùng tham gia thực hiện; tăng cường thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân về tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Đề án quy hoạch "Xây dựng và phát triển vùng nuôi trồng thủy sản gắn với trang trại tổng hợp tại Đồng Ngâu xã Nam Giang". Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền tập trung triển khai các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao; xây dựng các cơ chế hỗ trợ khuyến khích các cá nhân, tập thể thực hiện tích tụ đất đai trong vùng quy hoạch; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp... Đặc biệt, trong trong những năm qua, cùng với nguồn ngân sách cấp trên hỗ trợ, địa phương đã đầu tư xây dựng các công trình để phục vụ quá trình sản xuất, chăn nuôi cho khu trang trại như Trạm biến áp 180KVA, đường dây trung, hạ áp với kinh phí 1 tỷ đồng; Làm mới gần 2 km đường bê tông trục chính vào khu trang trại với kinh phí 3,5 tỷ đồng... Hiện nay, khu vực Đồng Ngâu, xã Nam Giang đã có 12 hộ đầu tư phát triển trang trại, gia trại với diện tích trên 35 ha, trong đó, trang trại lớn nhất có diện tích 8ha. Các trang trại đã dần ổn định về quy mô và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
IMG_2818.JPG
Để những cánh đồng, trước đây “chưa mưa đã úng” như đồng Ngâu xã Nam Giang, hay “chưa nắng đã hạn” như cánh đồng Nải Tài xã Xuân Trường trở thành những trang trại trù phú như hôm nay, đó là cả một câu chuyện dài. Ngay từ năm 1998, Ban Thường vụ Huyện ủy Thọ Xuân đã ban hành chỉ thị số 11 về " Thực hiện cuộc vận động đổi điền dồn thửa" nhằm tích tụ, tập trung đất đai để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích. Cùng với triển khai thực hiện đổi điền, dồn thửa, hàng năm, huyện đều có định hướng và chính sách hỗ trợ đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, coi đây là nhiệm vụ, giải pháp đột phá, động lực quan trọng hàng đầu để chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện. Việc thực hiện chủ trương đổi điền dồn thửa, tích tụ, tập trung đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã đạt được kết quả quan trọng. Diện tích bình quân một thửa tăng từ 330m2 năm 1998 lên 1.000 m2 năm 2019; số thửa trên hộ giảm từ 10 thửa xuống còn 3 thửa, có nơi chỉ còn 1thửa/ hộ. Đặc biệt sau khi nghị quyết số 13 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được ban hành, công tác tích tụ tập trung đất đai trên địa bàn huyện được quan tâm và phát triển mạnh mẽ hơn. Đến nay đã có hơn 1.200 ha đất sản xuất nông nghiệp ở các xã, thị trấn của huyện được tích tụ tập trung bằng các hình thức: Chuyển nhượng, cho thuê và góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất. 
IMG_2792.JPG
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Vinh, trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thọ Xuân cho biết: Diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung đã tạo điều kiện cho việc thu hút các tập thể, cá nhân tâm huyết đầu tư vào nông nghiệp, đầu tư nâng cấp hạ tầng; đẩy mạnh thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn như: Vùng sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm với diện tích 1000 đến 1200 ha/ năm; vùng sản xuất cây ăn quả có múi tập trung hơn 400 ha; vùng sản xuất cây xuất khẩu (bí, ngô ngọt, ớt, khoai tây) 800 -1000 ha/năm; vùng sản xuất rau tập trung chuyên canh 39,5 ha. Đặc biệt là diện tích sản xuất rau, củ, quả trong nhà màng, nhà lưới 35,47 ha. Tích tụ, tập trung đất đai đã góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, qua đó đóng góp quan trọng vào tăng trưởng giá trị sản xuất của toàn huyện.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tích tụ, tập trung đất đai trên địa bàn huyện Thọ Xuân vẫn đang đặt ra một số vấn đề cần quan tâm đó là: Tỷ lệ diện tích đất được tích tụ, tập trung để tổ chức sản xuất quy mô lớn, công nghệ cao so với tổng diện tích đất sản xuất còn thấp; chưa có nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chủ yếu vẫn là sản xuất nông hộ, chất lượng sản phẩm còn thấp, khả năng cạnh tranh hạn chế; đất sản xuất ở một số địa phương chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả; chưa có giải pháp hữu hiệu đối với những diện tích đất lúa, mía, sắn kém hiệu quả; một số diện tích đất đã được tích tụ, tập trung nhưng chưa gắn với đổi mới phương thức sản xuất, chưa có phương án sản xuất khả thi nên chưa phát huy được hiệu quả. 
Trong dua vang trong nha luoi.png
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thọ Xuân lần thứ 27, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiếp tục xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn theo chuỗi giá trị là một trong các nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai là khâu đột phá. Với mục tiêu đã đề ra, đến năm 2025 toàn huyện tích tụ, tập trung thêm từ hơn 400 ha trở lên. Để hoàn thành vượt mức chỉ tiêu trên, huyện Thọ Xuân tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò ý nghĩa của việc tích tụ, tập trung đất đai với phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa công nghệ cao. Tiếp tục thực hiện đổi điền dồn thửa, quy hoạch lại đồng ruộng; nhất là trên những cánh đồng chuyên canh, cùng cơ cấu cây trồng, để thuận lợi cho việc đầu tư phát triển sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất theo hướng công nghệ cao. Cùng với thực hiện đổi điền, dồn thửa, phải tiến hành đo đạc, thiết lập hồ sơ địa chính và cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện cho việc thực hiện chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất quy mô lớn. Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn các đối tượng cây trồng, vật nuôi có lợi thế; các sản phẩm chủ lực của huyện để xây dựng và nhân rộng các mô hình có hiệu quả gắn với xây dựng thương hiệu và thực hiện tốt chương trình mỗi xã một sản phẩm. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh, của Trung ương; xây dựng cơ chế hỗ trợ của huyện liên quan đến sản xuất nông nghiệp gắn với tích tụ, tập trung đất đai. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân theo đó chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho lao động ở khu vực nông thôn. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp; huy động các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội tham gia thực hiện có hiệu quả trong việc triển khai thực hiện tích tụ, tập trung đất đai.
Với những chủ trương hợp lý, cùng khát vọng vươn lên của những người nông dân ở vùng đất này, huyện Thọ Xuân đã và đang đạt được những thành công bước đầu trong thực hiện chủ trương tích tụ tập trung đất đai đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả trong phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân.
Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và Du lịch huyện Thọ Xuân

Thọ Xuân: Khát vọng vươn lên từ sản xuất nông nghiệp

Đăng lúc: 09/12/2024 14:14:27 (GMT+7)

Thọ Xuân là một trong những huyện trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thanh, toàn huyện có tổng diện tích đất nông nghiệp trên 19 nghìn ha. Xác định rõ tầm quan trọng của việc tích tụ, tập trung đất đai đối với phát triển sản xuất nông nghiệp, nhiều năm qua, huyện đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tập thể, cá nhân tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng cao.

nong dan.png
Theo chân cán bộ khuyến nông xã Xuân Trường chúng tôi đến thăm cánh đồng Nải Tài. Gần 10 năm về trước, vùng đất chân ruộng cao này của xã Xuân Trường trồng lúa năng suất thấp, không hiệu quả. Nhưng đến nay, đã mướt mát màu xanh của hoa trái trĩu cành. Nhiều gia đình ở xã Xuân Trường, trong đó có gia đình anh Đỗ Xuân Sơn đã mạnh dạn tích tụ đất đai, đầu tư, chuyển đổi đất canh tác, phát triển vùng trồng cây ăn quả. Sau nhiều năm đầu tư, học hỏi kinh nghiệm và áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào chăm sóc, đến nay diện tích 7 ha cây ăn quả, với trên 3500 gốc bưởi và cam đã cho thu hoạch với sản lượng hàng năm từ 80 đến 90 tấn quả, mang lại cho gia đình anh thu nhập hàng tỷ đồng. Đến nay xã Xuân Trường đã chuyển đổi được gần 40 ha đất kém hiệu quả để thực hiện các mô hình phát triển nông nghiệp. Hiện toàn xã đã xây dựng được hàng chục mô hình trang trại và gia trại. Các mô hình đã cho thấy giá trị cao gấp từ 6 đến 8 lần so với trồng lúa trước đây.
Khu đồng NGâu xã Nam Giang.png
Rời xã Xuân Trường, chúng tôi đến thăm cánh đồng Ngâu xã Nam Giang có diện tích trên 60 ha, là đồng chiêm trũng thường xuyên bị ngập lụt, hiệu quả sản xuất thấp. Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, xã Nam Giang đã tích tụ, quy hoạch, chuyển đổi số diện tích đất lúa kém hiệu quả phát triển vùng trang trại tập trung. Để chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả phát triển vùng trang trại tập trung, cấp ủy, chính quyền xã Nam Giang đã huy động các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội cùng tham gia thực hiện; tăng cường thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân về tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Đề án quy hoạch "Xây dựng và phát triển vùng nuôi trồng thủy sản gắn với trang trại tổng hợp tại Đồng Ngâu xã Nam Giang". Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền tập trung triển khai các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao; xây dựng các cơ chế hỗ trợ khuyến khích các cá nhân, tập thể thực hiện tích tụ đất đai trong vùng quy hoạch; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp... Đặc biệt, trong trong những năm qua, cùng với nguồn ngân sách cấp trên hỗ trợ, địa phương đã đầu tư xây dựng các công trình để phục vụ quá trình sản xuất, chăn nuôi cho khu trang trại như Trạm biến áp 180KVA, đường dây trung, hạ áp với kinh phí 1 tỷ đồng; Làm mới gần 2 km đường bê tông trục chính vào khu trang trại với kinh phí 3,5 tỷ đồng... Hiện nay, khu vực Đồng Ngâu, xã Nam Giang đã có 12 hộ đầu tư phát triển trang trại, gia trại với diện tích trên 35 ha, trong đó, trang trại lớn nhất có diện tích 8ha. Các trang trại đã dần ổn định về quy mô và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
IMG_2818.JPG
Để những cánh đồng, trước đây “chưa mưa đã úng” như đồng Ngâu xã Nam Giang, hay “chưa nắng đã hạn” như cánh đồng Nải Tài xã Xuân Trường trở thành những trang trại trù phú như hôm nay, đó là cả một câu chuyện dài. Ngay từ năm 1998, Ban Thường vụ Huyện ủy Thọ Xuân đã ban hành chỉ thị số 11 về " Thực hiện cuộc vận động đổi điền dồn thửa" nhằm tích tụ, tập trung đất đai để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích. Cùng với triển khai thực hiện đổi điền, dồn thửa, hàng năm, huyện đều có định hướng và chính sách hỗ trợ đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, coi đây là nhiệm vụ, giải pháp đột phá, động lực quan trọng hàng đầu để chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện. Việc thực hiện chủ trương đổi điền dồn thửa, tích tụ, tập trung đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã đạt được kết quả quan trọng. Diện tích bình quân một thửa tăng từ 330m2 năm 1998 lên 1.000 m2 năm 2019; số thửa trên hộ giảm từ 10 thửa xuống còn 3 thửa, có nơi chỉ còn 1thửa/ hộ. Đặc biệt sau khi nghị quyết số 13 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được ban hành, công tác tích tụ tập trung đất đai trên địa bàn huyện được quan tâm và phát triển mạnh mẽ hơn. Đến nay đã có hơn 1.200 ha đất sản xuất nông nghiệp ở các xã, thị trấn của huyện được tích tụ tập trung bằng các hình thức: Chuyển nhượng, cho thuê và góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất. 
IMG_2792.JPG
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Vinh, trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thọ Xuân cho biết: Diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung đã tạo điều kiện cho việc thu hút các tập thể, cá nhân tâm huyết đầu tư vào nông nghiệp, đầu tư nâng cấp hạ tầng; đẩy mạnh thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn như: Vùng sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm với diện tích 1000 đến 1200 ha/ năm; vùng sản xuất cây ăn quả có múi tập trung hơn 400 ha; vùng sản xuất cây xuất khẩu (bí, ngô ngọt, ớt, khoai tây) 800 -1000 ha/năm; vùng sản xuất rau tập trung chuyên canh 39,5 ha. Đặc biệt là diện tích sản xuất rau, củ, quả trong nhà màng, nhà lưới 35,47 ha. Tích tụ, tập trung đất đai đã góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, qua đó đóng góp quan trọng vào tăng trưởng giá trị sản xuất của toàn huyện.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tích tụ, tập trung đất đai trên địa bàn huyện Thọ Xuân vẫn đang đặt ra một số vấn đề cần quan tâm đó là: Tỷ lệ diện tích đất được tích tụ, tập trung để tổ chức sản xuất quy mô lớn, công nghệ cao so với tổng diện tích đất sản xuất còn thấp; chưa có nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chủ yếu vẫn là sản xuất nông hộ, chất lượng sản phẩm còn thấp, khả năng cạnh tranh hạn chế; đất sản xuất ở một số địa phương chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả; chưa có giải pháp hữu hiệu đối với những diện tích đất lúa, mía, sắn kém hiệu quả; một số diện tích đất đã được tích tụ, tập trung nhưng chưa gắn với đổi mới phương thức sản xuất, chưa có phương án sản xuất khả thi nên chưa phát huy được hiệu quả. 
Trong dua vang trong nha luoi.png
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thọ Xuân lần thứ 27, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiếp tục xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn theo chuỗi giá trị là một trong các nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai là khâu đột phá. Với mục tiêu đã đề ra, đến năm 2025 toàn huyện tích tụ, tập trung thêm từ hơn 400 ha trở lên. Để hoàn thành vượt mức chỉ tiêu trên, huyện Thọ Xuân tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò ý nghĩa của việc tích tụ, tập trung đất đai với phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa công nghệ cao. Tiếp tục thực hiện đổi điền dồn thửa, quy hoạch lại đồng ruộng; nhất là trên những cánh đồng chuyên canh, cùng cơ cấu cây trồng, để thuận lợi cho việc đầu tư phát triển sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất theo hướng công nghệ cao. Cùng với thực hiện đổi điền, dồn thửa, phải tiến hành đo đạc, thiết lập hồ sơ địa chính và cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện cho việc thực hiện chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất quy mô lớn. Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn các đối tượng cây trồng, vật nuôi có lợi thế; các sản phẩm chủ lực của huyện để xây dựng và nhân rộng các mô hình có hiệu quả gắn với xây dựng thương hiệu và thực hiện tốt chương trình mỗi xã một sản phẩm. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh, của Trung ương; xây dựng cơ chế hỗ trợ của huyện liên quan đến sản xuất nông nghiệp gắn với tích tụ, tập trung đất đai. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân theo đó chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho lao động ở khu vực nông thôn. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp; huy động các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội tham gia thực hiện có hiệu quả trong việc triển khai thực hiện tích tụ, tập trung đất đai.
Với những chủ trương hợp lý, cùng khát vọng vươn lên của những người nông dân ở vùng đất này, huyện Thọ Xuân đã và đang đạt được những thành công bước đầu trong thực hiện chủ trương tích tụ tập trung đất đai đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả trong phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân.
Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và Du lịch huyện Thọ Xuân
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Xuân Hồng, Thôn Vân Lộ, Xã Xuân Hồng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0987115468
Email:vpxuanhong @gmail.com