Lễ hội kỳ phúc Thành hoàng làng 6/3 cụm Xuân Khánh, xã Xuân Hồng
Trong những năm qua. Bao việc làm đầy ý nghĩa của sự nhất tâm đóng góp cả về vật chất và tinh thần xây dựng quê hương của các mạnh thường quân và nhân dân, khu tâm linh Đình làng Xuân Khánh cùng các khu di tích trên địa bàn đã được đầu tư, tu bổ, nâng cấp đảm bảo sinh hoạt văn hoá tâm linh cho mọi người dân, đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt, đường xá nhà cửa khang trang. Hàng năm vào ngày 6/3 âm lịch đều tổ chức Lễ hội kỳ phúc Thành hoàng làng, làm lễ dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức của các vị khai quốc công thần, cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng được bội thu, nhà nhà được ấm no, hạnh phúc; đồng thời tôn vinh những giá trị văn hoá dân gian thông qua các hoạt động tín ngưỡng của lễ hội.
Theo Sử xưa để lại, Đình làng Xuân Khánh thờ 2 vị thần Thành Hoàng làng. Một là nhân thần Đô thống thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu tước hầu. Hai là Thiên thần Tam lộ đại vương phúc thần.
-Về nhân thần Đô thống thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu tước hầu
Ngài Lê Phụng Hiểu quê ở băng sơn, hoàng sơn, hoằng hoá.
Vào khoảng năm 1019-1105 Lê Phụng Hiểu cùng với Lý Thường Kiệt làm quan dưới thời nhà Lý.
Khi vua Lý Thái Tổ băng hà năm Mậu Thìn 1028 ba người con là Đông Chinh, Trực Thanh, Võ Đức Vương phục binh gây biến để giành ngôi báu, ông đã đem võ sỹ ra đánh và dẹp được loạn tam vương, đưa Lý Thái Tông lên ngôi, nên được phong làm Đô Thống Thượng tướng quân tước hầu.
Giặc Tống ở phía Bắc, giặc Chiêm thành phía Nam nhiều lần xâm phạm bờ cõi, vua Lý Thái Tông thân chinh cầm binh giết giặc, Ông cùng nhà Vua đánh Tống, bình Chiêm lập nhiều công lớn. Nhà vua luận công phong thưởng tước chỉ xin đứng trên đỉnh băng son, quăng dao lớn ra xa xem dao rơi xuống chỗ nào thì ban cho thần làm thế nghiệp”.
Dao rơi xuống Hương Đa Mi nơi ấy được vua ban cho gọi là “Thái đạo điền”, ông cho khai phá lập nghiệp và đặt tên là Cao Vị Trang.
Như vậy làng Xuân Khánh xưa còn có tên là Cao Vị Trang, làng Cao vị dân đọc là Cao vậy; rồi Cao vạy, trải qua thời gian biến đổi đến cuối thế ký 14 theo Minh Mạng tấu nghị làng có tên là Tam Lư thuộc Tổng Nam Cai, huyện Lôi Dương, Phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa.
Cao Vị Trang do Lê Phụng Hiểu tạo dựng lên nên được dân làng phong là Thành hoàng của Làng gọi là Đức Thánh cả.
- Về Thiên thần Tam lộ đại vương phúc thần.
Theo tương truyền một năm vào khoảng thế kỷ 14 Làng Tam Lư bị vỡ đê chỗ hồ trên bây giờ. Nhân dân làng Tam Lư cùng với nhân dân trong tổng Nam Cai đến đắp đê hàn khẩu. Nhà vua phái cả các quan và Công chúa đến động viên nhân dân đắp đê nhưng vẫn không được. Bỗng một hôm trời nổi phong ba bão táp, mưa sấm chớp ầm ầm, có một ông hàng dầu gánh hai thùng dầu xuất hiện. Ông hỏi han dân làng, biết dân đã phải chịu cảnh lụt lội đói khổ, ra sức đắp đê hàn khẩu mãi không được, thông cảm với nổi thống khổ của dân ông liền đổ thùng dầu xuống chỗ đê vỡ lạ thay dầu đổ đến đâu đất nổi lên đến đó, đổ tiếp thùng thứ hai chỗ đê vỡ vẫn chưa đầy, Ông liền nhảy xuống chặn đứng dòng nước hung dữ và gọi nhân dân lấp đất lại, đê vỡ được hàn khẩu, chỗ đó là mộ ông nên làng cấm không ai được trồng trọt gì, chỗ đó gọi là cấm địa.
Nhân dân rất biết ơn ông và tấu lên nhà Vua cho lập đền thờ ông, nhà Vua nhận được sớ của dân nhưung không biết họ tên ông là gì, căn cứ vào sự kiện xảy ra tại làng Tam Lư nên nhà vua phong ông là “Tam lộ đại vương” phúc thần. Tam là ba, dân ta kiêng tên của thần nên gọi ba là bơ và tên làng Tam Lư cũng đổi thành làng Lư Khánh.
Như vậy đình làng Lư Khánh nay là Xuân Khánh thờ hai vị thần: Một là nhân thần Đô thống thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu tước hầu, người có công đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước giúp dân khai khẩn đất đai lập nên Làng Cao Vị Trang, nay là Xuân Khánh. Hai là Thiên thần Tam lộ đại vương phúc thần, người có công chống giặc lụt giúp dân bình an qua nạn lũ lụt.
Hàng năm cứ đến ngày 6/3 âm lịch, ngày lễ kỳ phúc nhà Vua sai Quan đại thần bộ lễ về làng cùng với nhân dân Làng Lư Khánh tổ chức lễ hội tế lễ hai vị thần trên. Quan từ kinh đô về đường xá xa xôi, dân làng đón tiếp tốn kèm nên xin nhà vua cho làng tự tổ chức tế lễ, nhà vua chấp thuận và giao cho làng hàng năm bầu một ông chủ tế để tế lễ các thần, Chủ tế của làng được bầu là người có ngoại hình đẹp, gia đình nề nếp gia phong, có cả con trai con gái, bản thân có tư cách đạo đức tốt.
Đình làng Lư Khánh là một ngôi đình cổ, kiến trúc to đẹp phối theo kiểu nội công ngoại quốc, trong cùng là chính tẩm nơi để 2 long ngai. Long ngai của ngài Lê Phụng Hiểu để chính giữa ngoảnh mặt ra hướng Bắc sông Chu. Long ngai của ngài Tam lộ Đại vương ngoảnh mặt về hướng Đông. Ở giữa gọi là toà long cung, hai bên có hai toà thần mã (hồng mã và bạch mã), tiếp đến là toà trung đình nơi bày các đồ thờ, hai bên có hạc trên rùa đá đứng chầu. Đường nét của Đình được trang trí cầu kỳ trạm trổ Long, Ly, Quy, Phượng rất tinh vi.
Từ năm 1945 đến nay do đặc điểm của lịch sử đất nước trải qua chiến tranh, đình làng Xuân Khánh bị hư hỏng, chỉ còn lại di tích. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, năm 2002 lễ hội tế lễ đình làng Xuân Khánh được khôi phục và từng bước tu bổ xây dựng lại ngôi đình, xứng đáng với tầm vóc lịch sử của nó. Đồng thời thể hiện sự biết ơn của Đảng bộ và nhân dân Xuân Khánh nói riêng, nhân dân trong vùng cũng như nhân dân cả nước đối với những người có công đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước và giúp dân chống lại giặc lũ lụt.
Ngoài ra Làng Lư Khánh xưa nay là Xuân Khánh là một làng cổ, đất địa linh nhân kiệt có nhiều nhân tài, văn võ, có nhiều di tích lịch sử, văn hoá như Đền thờ bà Bạch y thánh đế Lý Triều hoàng Thái hậu, dân làng gọi là điện nhà bà có khu văn chỉ ở xóm hạ (nay thuộc thôn thọ lọc), có khu bia vũ chỉ, hiện nay còn di tích hồ vũ chỉ và rùa đá đã bị phá hỏng nay thuộc thôn cường mạnh; ngôi mộ cổ thời kỳ Tiền Lê;... nhưng nay chỉ còn là phế tích …. Hiện nay chỉ còn các di tích: chùa Tây Hưng đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh; Mộ bà Kính Phi (Vợ vua Lê Thánh Tông; bà mất ngày 11/3 năm Ất Tỵ); Phủ thờ Đô đốc chỉ huy sứ, Quán Quận công Liêm Thọ Hầu…. Tuy nhiên trung tâm quốc lễ của làng là tại Đình làng Xuân Khánh hàng năm vào ngày 6/3 âm lịch.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, ngày nay nhân dân Xuân Khánh nói riêng, Xuân Hồng nói chung vẫn nối tiếp truyền thống tốt đẹp mà ông cha đã để lại, duy trì và phát huy Đình làng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hoá chung của cộng đồng, qua mỗi kỳ hội làng lại càng thêm gắn kết cộng đồng dân cư, nâng cao tình làng nghĩa xóm, sau 1 năm lao động vất vả, mọi người lại được gặp nhau, cùng cầu mong sự an lành cho quê hương, mùa mang tốt tươi; nhà nhà ấm no hạnh phúc.
Với ý nghĩa tinh thần của ngày Hội làng 6/3 vui tươi, phấn khởi, đoàn kết, an toàn, tiết kiệm và cùng nhau hướng về quê hương, hướng về nơi đã sinh ra; Tiếp tục lưu giữ và bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hoá mà cha ông chúng ta đã để lại ngày hôm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
LỄ HỘI ĐỀN THỜ LÊ HOÀN NĂM 2024 CÓ GÌ ĐẶC SẮC?
12/04/2024 14:32:19 -
SẴN SÀNG CHO LỄ HỘI ĐỀN THỜ LÊ HOÀN VÀ TUẦN LỄ VĂN HÓA - DU LỊCH - ẨM THỰC HUYỆN THỌ XUÂN NĂM 2024
12/04/2024 14:31:23 -
LỄ HỘI ĐỀN THỜ LÊ HOÀN - NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CÒN MÃI VỚI THỜI GIAN
03/04/2024 14:08:02 -
Lễ hội Lê Hoàn 2024 - Tiếng gọi cội nguồn
02/04/2024 09:14:23
Lễ hội kỳ phúc Thành hoàng làng 6/3 cụm Xuân Khánh, xã Xuân Hồng
Trong những năm qua. Bao việc làm đầy ý nghĩa của sự nhất tâm đóng góp cả về vật chất và tinh thần xây dựng quê hương của các mạnh thường quân và nhân dân, khu tâm linh Đình làng Xuân Khánh cùng các khu di tích trên địa bàn đã được đầu tư, tu bổ, nâng cấp đảm bảo sinh hoạt văn hoá tâm linh cho mọi người dân, đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt, đường xá nhà cửa khang trang. Hàng năm vào ngày 6/3 âm lịch đều tổ chức Lễ hội kỳ phúc Thành hoàng làng, làm lễ dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức của các vị khai quốc công thần, cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng được bội thu, nhà nhà được ấm no, hạnh phúc; đồng thời tôn vinh những giá trị văn hoá dân gian thông qua các hoạt động tín ngưỡng của lễ hội.
Theo Sử xưa để lại, Đình làng Xuân Khánh thờ 2 vị thần Thành Hoàng làng. Một là nhân thần Đô thống thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu tước hầu. Hai là Thiên thần Tam lộ đại vương phúc thần.
-Về nhân thần Đô thống thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu tước hầu
Ngài Lê Phụng Hiểu quê ở băng sơn, hoàng sơn, hoằng hoá.
Vào khoảng năm 1019-1105 Lê Phụng Hiểu cùng với Lý Thường Kiệt làm quan dưới thời nhà Lý.
Khi vua Lý Thái Tổ băng hà năm Mậu Thìn 1028 ba người con là Đông Chinh, Trực Thanh, Võ Đức Vương phục binh gây biến để giành ngôi báu, ông đã đem võ sỹ ra đánh và dẹp được loạn tam vương, đưa Lý Thái Tông lên ngôi, nên được phong làm Đô Thống Thượng tướng quân tước hầu.
Giặc Tống ở phía Bắc, giặc Chiêm thành phía Nam nhiều lần xâm phạm bờ cõi, vua Lý Thái Tông thân chinh cầm binh giết giặc, Ông cùng nhà Vua đánh Tống, bình Chiêm lập nhiều công lớn. Nhà vua luận công phong thưởng tước chỉ xin đứng trên đỉnh băng son, quăng dao lớn ra xa xem dao rơi xuống chỗ nào thì ban cho thần làm thế nghiệp”.
Dao rơi xuống Hương Đa Mi nơi ấy được vua ban cho gọi là “Thái đạo điền”, ông cho khai phá lập nghiệp và đặt tên là Cao Vị Trang.
Như vậy làng Xuân Khánh xưa còn có tên là Cao Vị Trang, làng Cao vị dân đọc là Cao vậy; rồi Cao vạy, trải qua thời gian biến đổi đến cuối thế ký 14 theo Minh Mạng tấu nghị làng có tên là Tam Lư thuộc Tổng Nam Cai, huyện Lôi Dương, Phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa.
Cao Vị Trang do Lê Phụng Hiểu tạo dựng lên nên được dân làng phong là Thành hoàng của Làng gọi là Đức Thánh cả.
- Về Thiên thần Tam lộ đại vương phúc thần.
Theo tương truyền một năm vào khoảng thế kỷ 14 Làng Tam Lư bị vỡ đê chỗ hồ trên bây giờ. Nhân dân làng Tam Lư cùng với nhân dân trong tổng Nam Cai đến đắp đê hàn khẩu. Nhà vua phái cả các quan và Công chúa đến động viên nhân dân đắp đê nhưng vẫn không được. Bỗng một hôm trời nổi phong ba bão táp, mưa sấm chớp ầm ầm, có một ông hàng dầu gánh hai thùng dầu xuất hiện. Ông hỏi han dân làng, biết dân đã phải chịu cảnh lụt lội đói khổ, ra sức đắp đê hàn khẩu mãi không được, thông cảm với nổi thống khổ của dân ông liền đổ thùng dầu xuống chỗ đê vỡ lạ thay dầu đổ đến đâu đất nổi lên đến đó, đổ tiếp thùng thứ hai chỗ đê vỡ vẫn chưa đầy, Ông liền nhảy xuống chặn đứng dòng nước hung dữ và gọi nhân dân lấp đất lại, đê vỡ được hàn khẩu, chỗ đó là mộ ông nên làng cấm không ai được trồng trọt gì, chỗ đó gọi là cấm địa.
Nhân dân rất biết ơn ông và tấu lên nhà Vua cho lập đền thờ ông, nhà Vua nhận được sớ của dân nhưung không biết họ tên ông là gì, căn cứ vào sự kiện xảy ra tại làng Tam Lư nên nhà vua phong ông là “Tam lộ đại vương” phúc thần. Tam là ba, dân ta kiêng tên của thần nên gọi ba là bơ và tên làng Tam Lư cũng đổi thành làng Lư Khánh.
Như vậy đình làng Lư Khánh nay là Xuân Khánh thờ hai vị thần: Một là nhân thần Đô thống thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu tước hầu, người có công đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước giúp dân khai khẩn đất đai lập nên Làng Cao Vị Trang, nay là Xuân Khánh. Hai là Thiên thần Tam lộ đại vương phúc thần, người có công chống giặc lụt giúp dân bình an qua nạn lũ lụt.
Hàng năm cứ đến ngày 6/3 âm lịch, ngày lễ kỳ phúc nhà Vua sai Quan đại thần bộ lễ về làng cùng với nhân dân Làng Lư Khánh tổ chức lễ hội tế lễ hai vị thần trên. Quan từ kinh đô về đường xá xa xôi, dân làng đón tiếp tốn kèm nên xin nhà vua cho làng tự tổ chức tế lễ, nhà vua chấp thuận và giao cho làng hàng năm bầu một ông chủ tế để tế lễ các thần, Chủ tế của làng được bầu là người có ngoại hình đẹp, gia đình nề nếp gia phong, có cả con trai con gái, bản thân có tư cách đạo đức tốt.
Đình làng Lư Khánh là một ngôi đình cổ, kiến trúc to đẹp phối theo kiểu nội công ngoại quốc, trong cùng là chính tẩm nơi để 2 long ngai. Long ngai của ngài Lê Phụng Hiểu để chính giữa ngoảnh mặt ra hướng Bắc sông Chu. Long ngai của ngài Tam lộ Đại vương ngoảnh mặt về hướng Đông. Ở giữa gọi là toà long cung, hai bên có hai toà thần mã (hồng mã và bạch mã), tiếp đến là toà trung đình nơi bày các đồ thờ, hai bên có hạc trên rùa đá đứng chầu. Đường nét của Đình được trang trí cầu kỳ trạm trổ Long, Ly, Quy, Phượng rất tinh vi.
Từ năm 1945 đến nay do đặc điểm của lịch sử đất nước trải qua chiến tranh, đình làng Xuân Khánh bị hư hỏng, chỉ còn lại di tích. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, năm 2002 lễ hội tế lễ đình làng Xuân Khánh được khôi phục và từng bước tu bổ xây dựng lại ngôi đình, xứng đáng với tầm vóc lịch sử của nó. Đồng thời thể hiện sự biết ơn của Đảng bộ và nhân dân Xuân Khánh nói riêng, nhân dân trong vùng cũng như nhân dân cả nước đối với những người có công đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước và giúp dân chống lại giặc lũ lụt.
Ngoài ra Làng Lư Khánh xưa nay là Xuân Khánh là một làng cổ, đất địa linh nhân kiệt có nhiều nhân tài, văn võ, có nhiều di tích lịch sử, văn hoá như Đền thờ bà Bạch y thánh đế Lý Triều hoàng Thái hậu, dân làng gọi là điện nhà bà có khu văn chỉ ở xóm hạ (nay thuộc thôn thọ lọc), có khu bia vũ chỉ, hiện nay còn di tích hồ vũ chỉ và rùa đá đã bị phá hỏng nay thuộc thôn cường mạnh; ngôi mộ cổ thời kỳ Tiền Lê;... nhưng nay chỉ còn là phế tích …. Hiện nay chỉ còn các di tích: chùa Tây Hưng đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh; Mộ bà Kính Phi (Vợ vua Lê Thánh Tông; bà mất ngày 11/3 năm Ất Tỵ); Phủ thờ Đô đốc chỉ huy sứ, Quán Quận công Liêm Thọ Hầu…. Tuy nhiên trung tâm quốc lễ của làng là tại Đình làng Xuân Khánh hàng năm vào ngày 6/3 âm lịch.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, ngày nay nhân dân Xuân Khánh nói riêng, Xuân Hồng nói chung vẫn nối tiếp truyền thống tốt đẹp mà ông cha đã để lại, duy trì và phát huy Đình làng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hoá chung của cộng đồng, qua mỗi kỳ hội làng lại càng thêm gắn kết cộng đồng dân cư, nâng cao tình làng nghĩa xóm, sau 1 năm lao động vất vả, mọi người lại được gặp nhau, cùng cầu mong sự an lành cho quê hương, mùa mang tốt tươi; nhà nhà ấm no hạnh phúc.
Với ý nghĩa tinh thần của ngày Hội làng 6/3 vui tươi, phấn khởi, đoàn kết, an toàn, tiết kiệm và cùng nhau hướng về quê hương, hướng về nơi đã sinh ra; Tiếp tục lưu giữ và bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hoá mà cha ông chúng ta đã để lại ngày hôm nay.
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 0987115468
Email:vpxuanhong @gmail.com