LỄ HỘI ĐỀN THỜ LÊ HOÀN - NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CÒN MÃI VỚI THỜI GIAN
(Hình ảnh tại Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2023)
Hàng năm, vào dịp lễ hội, từ 7 - 9/3 âm lịch, không gian đền thờ Lê Hoàn tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập lại trở nên náo nhiệt, bởi hàng nghìn người dân và du khách thập phương về dâng hương chiêm bái, tưởng nhớ Lê Đại Hành - vị hoàng đế khởi nghiệp triều Tiền Lê, đã tổ chức thành công cuộc kháng chiến "chống Tống, bình Chiêm", giữ gìn bờ cõi, xây dựng quốc gia Đại Cồ Việt hùng mạnh nhất Đông Nam Á ở thế kỷ thứ X.
Lê Hoàn sinh ngày 15/7 năm Tân Sửu tức ngày 10 tháng 8 năm 941 trong một gia đình nông dân nghèo. Cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen. Ngày nay, tại đây vẫn còn một ngôi miếu nhỏ được người dân thờ phụng, gọi là Nền sinh thánh. Tương truyền là nơi bà Đặng Thị Sen sinh ra Lê Hoàn. Hoàng đế Lê Đại Hành đã lãnh đạo Nhân dân đánh đuổi giặc Tống ở phương Bắc, dẹp giặc Chiêm Thành ở phương Nam, giữ nền độc lập cho dân tộc. Ông có nhiều công lao trong công việc ngoại giao, xây dựng và kiến tạo quốc gia Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành hoàng đế mất năm 1005, ở ngôi 24 năm.
(Hình ảnh tại Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2023)
Tương truyền sau khi vua mất, để ghi nhớ công ơn, Nhân dân làng Trung Lập đã xây dựng một ngôi đền trên mảnh đất xưa kia gia đình nhà vua ở để phụng thờ. Làng Trung Lập không có đền thờ thành hoàng, chỉ thờ vua, lễ hội vào ngày húy kỵ của vua vào ngày 8/3 âm lịch hàng năm là lễ hội lớn nhất của làng. Xưa kia vào những năm chẵn lễ hội có các quan của triều đình về làm chủ tế nên dân làng gọi là quốc tế. Lễ hội mở trong 3 ngày từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 3 âm lịch. Ngày mùng 7 tế cáo kỵ, ngày mùng 8 là chính kỵ và ngày mùng 9 tế tạ lễ. Với những phong tục tập quán tốt đẹp, những di sản văn hóa quý giá đã được người dân lưu giữ ngàn đời nay.
(Hình ảnh tại Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2023)
Trải qua lịch sử ngàn năm, lễ hội đền thờ Lê Hoàn thể hiện sâu sắc truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Phần lễ linh thiêng, uy nghiêm với nghi thức dâng hương rước kiệu tưởng nhớ công đức của Lê Đại Hành hoàng đế và các tướng lĩnh; cùng màn nghệ thuật sân khấu hóa, nêu bật tài năng, đức độ và công lao to lớn của nhà vua trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
(Hình ảnh tại Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2023)
Sau phần lễ là phần hội tưng bừng với những trò chơi, trò diễn, nghệ thuật ẩm thực dân gian... Một trong những nét đặc sắc nhất của lễ hội đền thờ Lê Hoàn, là đã tái hiện nhiều lễ tục độc đáo gắn với đời sống sinh hoạt dưới triều Tiền Lê, tạo nên một không gian văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc và mang đậm dấu ấn cổ truyền.
Với ý nghĩa và giá trị lịch sử quan trọng, năm 2023, Lễ hội đền thờ Lê Hoàn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Qua đó, tiếp tục khẳng định vị thế của lễ hội trong đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung; góp phần gìn giữ, phát huy giá trị của di sản quý báu này cho các thế hệ mai sau.
Năm 2023, cùng với việc tổ chức thành công lễ hội đền thờ Lê Hoàn, huyện Thọ Xuân lần đầu tiên đã tổ chức thành công Tuần lễ Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực năm 2023 trong 5 ngày. Năm nay, theo Kế hoạch, Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn và Tuần lễ Văn hoá - Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân sẽ được tổ chức từ ngày 14/4 đến 17/4/2024 (tức ngày 05/3 đến 09/3 năm Giáp Thìn); Trong đó Tuần lễ Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực với hiều nội dung, hoạt động sôi nổi, đặc sắc hứa hẹn sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị, ý nghĩa, qua đó hiểu thêm về lịch sử, văn hóa của vùng đất và con người Thọ Xuân./.
Lê Hải, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân
Tin cùng chuyên mục
-
LỄ HỘI ĐỀN THỜ LÊ HOÀN NĂM 2024 CÓ GÌ ĐẶC SẮC?
12/04/2024 14:32:19 -
SẴN SÀNG CHO LỄ HỘI ĐỀN THỜ LÊ HOÀN VÀ TUẦN LỄ VĂN HÓA - DU LỊCH - ẨM THỰC HUYỆN THỌ XUÂN NĂM 2024
12/04/2024 14:31:23 -
LỄ HỘI ĐỀN THỜ LÊ HOÀN - NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CÒN MÃI VỚI THỜI GIAN
03/04/2024 14:08:02 -
Lễ hội Lê Hoàn 2024 - Tiếng gọi cội nguồn
02/04/2024 09:14:23
LỄ HỘI ĐỀN THỜ LÊ HOÀN - NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CÒN MÃI VỚI THỜI GIAN
(Hình ảnh tại Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2023)
Hàng năm, vào dịp lễ hội, từ 7 - 9/3 âm lịch, không gian đền thờ Lê Hoàn tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập lại trở nên náo nhiệt, bởi hàng nghìn người dân và du khách thập phương về dâng hương chiêm bái, tưởng nhớ Lê Đại Hành - vị hoàng đế khởi nghiệp triều Tiền Lê, đã tổ chức thành công cuộc kháng chiến "chống Tống, bình Chiêm", giữ gìn bờ cõi, xây dựng quốc gia Đại Cồ Việt hùng mạnh nhất Đông Nam Á ở thế kỷ thứ X.
Lê Hoàn sinh ngày 15/7 năm Tân Sửu tức ngày 10 tháng 8 năm 941 trong một gia đình nông dân nghèo. Cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen. Ngày nay, tại đây vẫn còn một ngôi miếu nhỏ được người dân thờ phụng, gọi là Nền sinh thánh. Tương truyền là nơi bà Đặng Thị Sen sinh ra Lê Hoàn. Hoàng đế Lê Đại Hành đã lãnh đạo Nhân dân đánh đuổi giặc Tống ở phương Bắc, dẹp giặc Chiêm Thành ở phương Nam, giữ nền độc lập cho dân tộc. Ông có nhiều công lao trong công việc ngoại giao, xây dựng và kiến tạo quốc gia Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành hoàng đế mất năm 1005, ở ngôi 24 năm.
(Hình ảnh tại Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2023)
Tương truyền sau khi vua mất, để ghi nhớ công ơn, Nhân dân làng Trung Lập đã xây dựng một ngôi đền trên mảnh đất xưa kia gia đình nhà vua ở để phụng thờ. Làng Trung Lập không có đền thờ thành hoàng, chỉ thờ vua, lễ hội vào ngày húy kỵ của vua vào ngày 8/3 âm lịch hàng năm là lễ hội lớn nhất của làng. Xưa kia vào những năm chẵn lễ hội có các quan của triều đình về làm chủ tế nên dân làng gọi là quốc tế. Lễ hội mở trong 3 ngày từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 3 âm lịch. Ngày mùng 7 tế cáo kỵ, ngày mùng 8 là chính kỵ và ngày mùng 9 tế tạ lễ. Với những phong tục tập quán tốt đẹp, những di sản văn hóa quý giá đã được người dân lưu giữ ngàn đời nay.
(Hình ảnh tại Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2023)
Trải qua lịch sử ngàn năm, lễ hội đền thờ Lê Hoàn thể hiện sâu sắc truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Phần lễ linh thiêng, uy nghiêm với nghi thức dâng hương rước kiệu tưởng nhớ công đức của Lê Đại Hành hoàng đế và các tướng lĩnh; cùng màn nghệ thuật sân khấu hóa, nêu bật tài năng, đức độ và công lao to lớn của nhà vua trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
(Hình ảnh tại Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2023)
Sau phần lễ là phần hội tưng bừng với những trò chơi, trò diễn, nghệ thuật ẩm thực dân gian... Một trong những nét đặc sắc nhất của lễ hội đền thờ Lê Hoàn, là đã tái hiện nhiều lễ tục độc đáo gắn với đời sống sinh hoạt dưới triều Tiền Lê, tạo nên một không gian văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc và mang đậm dấu ấn cổ truyền.
Với ý nghĩa và giá trị lịch sử quan trọng, năm 2023, Lễ hội đền thờ Lê Hoàn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Qua đó, tiếp tục khẳng định vị thế của lễ hội trong đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung; góp phần gìn giữ, phát huy giá trị của di sản quý báu này cho các thế hệ mai sau.
Năm 2023, cùng với việc tổ chức thành công lễ hội đền thờ Lê Hoàn, huyện Thọ Xuân lần đầu tiên đã tổ chức thành công Tuần lễ Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực năm 2023 trong 5 ngày. Năm nay, theo Kế hoạch, Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn và Tuần lễ Văn hoá - Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân sẽ được tổ chức từ ngày 14/4 đến 17/4/2024 (tức ngày 05/3 đến 09/3 năm Giáp Thìn); Trong đó Tuần lễ Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực với hiều nội dung, hoạt động sôi nổi, đặc sắc hứa hẹn sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị, ý nghĩa, qua đó hiểu thêm về lịch sử, văn hóa của vùng đất và con người Thọ Xuân./.
Lê Hải, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 0987115468
Email:vpxuanhong @gmail.com