NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM - NGUY CƠ ĐE DỌA TÍNH MẠNG CON NGƯỜI
Trong mùa mưa, nguy cơ ngộ độc cao nhất là từ thức ăn có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như: cá, hải sản, sữa.. nếu không được chế biến kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc sau khi ăn bảo quản không cẩn thận thì nguy cơ gây ngộ độc là rất cao. Thức ăn để trước 6 giờ có thể tạm coi là vô khuẩn nhưng sau 6 giờ, vi khuẩn đã có thể nhân lên gây ngộ độc . Rau quả chỉ có thể bảo quản được từ 3- 5 ngày. Chú ý khâu vệ sinh tay và dụng cụ ăn uống trong quá trình chế biến thực phẩm. Đối với tủ lạnh, ngoại trừ ngăn đá là vi khuẩn không phát triển được, còn các ngăn làm lạnh khác chỉ có tác dụng hạn chế, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn.
*Các nguyên tắc trong chế biến thực phẩm an toàn:
- Chọn thực phẩm an toàn: mua thực phẩm tại các siêu thị, các cửa hàng, tiệm tạp hóa và những nơi tuân thủ đúng các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên ăn các hải sản tươi sống, mắm tôm sống, tiết canh. vì nguồn bệnh có thể ở trong đó và lây bệnh.
- Nấu kĩ thức ăn: thực phẩm tươi sống dễ chứa các mầm bệnh, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khi gia nhiệt đun kỹ đun với nhiệt độ ít nhất là 70oC trong 15 phút thì có thể giết chết vi khuẩn. Thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín: Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. An toàn nhất, chúng ta nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín.
- Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín, bảo quản ở nhiệt độ an toàn: nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm quá 2 tiếng phải được bảo quản các thực phẩm đó ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần hoặc trên 60oC), hoặc lạnh (gần hoặc dưới 5oC). Tất cả loại thực phẩm cho trẻ em không nên bảo quản. Không bảo quản số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh.
- Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn: Đây là nguyên tắc tốt nhất dể tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm.
- Không để lẫn thực phẩm sống và chín:Thực phẩm nấu chín có thể bị ô nhiễm qua tiếp xúc với thực phẩm sống. Ví dụ, không chế biến thịt sống và sau đó dùng chung thớt và dao để thái thịt đã nấu chín
- Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ: Rửa tay kĩ trước khi chế biến thực phẩm và sau khi có những công việc khác làm gián đoạn quá trình chế biến như sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ gây ô nhiễm khác. Sau khi chế biến thực phẩm sống, chẳng hạn như cá, thịt hoặc thịt gia cầm, bạn nhớ nên rửa tay lại thật sạch trước khi bạn chế biến các thực phẩm khác. Và nếu tay có vết thương, phải băng và bọc kín vết thương trước khi chế biến thực phẩm.
- Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ: Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, bất kỳ bề mặt nào sử dụng để tiếp xúc thực phẩm phải được giữ sạch sẽ.
- Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác: Động vật thường chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm. Cách tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm bằng cách đựng thực phẩm trong các hộp kín có đậy nắp.
- Sử dụng nguồn nước sạch: sử dụng nguồn nước sạch để ăn uống, đun sôi nước trước khi làm đá cho các đồ uống.
*Cách xử trí khi xảy ra ngộ độc thực phẩm
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần biết một số động tác sau:
- Đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
- Đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ, niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu), và báo ngay cho cơ quan chức năng đến điều tra xác định nguyên nhân.
- Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.
- Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.
Tin cùng chuyên mục
-
An toàn thực phẩm cho dịp Tết Trung thu năm 2024
23/08/2024 21:19:26 -
Đảm bảo an toàn thực phẩm tết Trung thu
23/08/2024 21:15:02 -
Nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm trong giai đoạn hiện nay
08/06/2024 20:17:03 -
Công an huyện Thọ Xuân: Thông báo tuyên truyền bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện năm 2024
07/05/2024 10:52:01
NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM - NGUY CƠ ĐE DỌA TÍNH MẠNG CON NGƯỜI
Trong mùa mưa, nguy cơ ngộ độc cao nhất là từ thức ăn có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như: cá, hải sản, sữa.. nếu không được chế biến kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc sau khi ăn bảo quản không cẩn thận thì nguy cơ gây ngộ độc là rất cao. Thức ăn để trước 6 giờ có thể tạm coi là vô khuẩn nhưng sau 6 giờ, vi khuẩn đã có thể nhân lên gây ngộ độc . Rau quả chỉ có thể bảo quản được từ 3- 5 ngày. Chú ý khâu vệ sinh tay và dụng cụ ăn uống trong quá trình chế biến thực phẩm. Đối với tủ lạnh, ngoại trừ ngăn đá là vi khuẩn không phát triển được, còn các ngăn làm lạnh khác chỉ có tác dụng hạn chế, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn.
*Các nguyên tắc trong chế biến thực phẩm an toàn:
- Chọn thực phẩm an toàn: mua thực phẩm tại các siêu thị, các cửa hàng, tiệm tạp hóa và những nơi tuân thủ đúng các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên ăn các hải sản tươi sống, mắm tôm sống, tiết canh. vì nguồn bệnh có thể ở trong đó và lây bệnh.
- Nấu kĩ thức ăn: thực phẩm tươi sống dễ chứa các mầm bệnh, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khi gia nhiệt đun kỹ đun với nhiệt độ ít nhất là 70oC trong 15 phút thì có thể giết chết vi khuẩn. Thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín: Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. An toàn nhất, chúng ta nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín.
- Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín, bảo quản ở nhiệt độ an toàn: nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm quá 2 tiếng phải được bảo quản các thực phẩm đó ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần hoặc trên 60oC), hoặc lạnh (gần hoặc dưới 5oC). Tất cả loại thực phẩm cho trẻ em không nên bảo quản. Không bảo quản số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh.
- Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn: Đây là nguyên tắc tốt nhất dể tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm.
- Không để lẫn thực phẩm sống và chín:Thực phẩm nấu chín có thể bị ô nhiễm qua tiếp xúc với thực phẩm sống. Ví dụ, không chế biến thịt sống và sau đó dùng chung thớt và dao để thái thịt đã nấu chín
- Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ: Rửa tay kĩ trước khi chế biến thực phẩm và sau khi có những công việc khác làm gián đoạn quá trình chế biến như sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ gây ô nhiễm khác. Sau khi chế biến thực phẩm sống, chẳng hạn như cá, thịt hoặc thịt gia cầm, bạn nhớ nên rửa tay lại thật sạch trước khi bạn chế biến các thực phẩm khác. Và nếu tay có vết thương, phải băng và bọc kín vết thương trước khi chế biến thực phẩm.
- Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ: Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, bất kỳ bề mặt nào sử dụng để tiếp xúc thực phẩm phải được giữ sạch sẽ.
- Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác: Động vật thường chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm. Cách tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm bằng cách đựng thực phẩm trong các hộp kín có đậy nắp.
- Sử dụng nguồn nước sạch: sử dụng nguồn nước sạch để ăn uống, đun sôi nước trước khi làm đá cho các đồ uống.
*Cách xử trí khi xảy ra ngộ độc thực phẩm
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần biết một số động tác sau:
- Đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
- Đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ, niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu), và báo ngay cho cơ quan chức năng đến điều tra xác định nguyên nhân.
- Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.
- Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 0987115468
Email:vpxuanhong @gmail.com