'ĐÚNG! CHÚNG TA CÓ THỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO'

Ngày 23/03/2023 10:51:18

Ngày Thế giới phòng chống lao (24/03) hàng năm là dịp nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với bệnh lao, đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt dịch bệnh lao trên toàn cầu.

 "Đúng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao"! Đây là Chủ đề năm nay mang đến niềm hy vọng và niềm tin mạnh mẽ như một lời khẳng định đanh thép của tất cả chúng ta rằng việc chấm dứt bệnh lao là hoàn toàn có thể.

a2.jpg

Trên cơ sở chủ đề của thế giới, áp dụng vào tình hình thực tế tại Việt Nam, chủ đề Ngày thế giới phòng chống lao năm 2023 của Việt Nam là "Việt Nam chiến thắng bệnh lao". Đây là một chủ đề dễ nhớ, như một lời khẳng định, thể hiện quyết tâm cao của cả mọi tầng lớp Nhân dân trong cuộc chiến đẩy lùi bệnh lao.

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên, bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Nguồn lây chính của bệnh lao là những bệnh nhân lao phổi có vi khuẩn lao trong đờm. Người bị lây do hít phải vi khuẩn lao của bệnh nhân lao phổi bắn ra môi trường xung quanh khi ho, khạc, hắt hơi, hoặc khi tiếp xúc trong thời gian dài và liên tục.

Hàng năm, Việt Nam phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc lao. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân được phát hiện và báo cáo mới chỉ đạt 60%, có nghĩa là có tới 40% số bệnh nhân lao chưa được phát hiện và hoặc được phát hiện nhưng chưa được báo cáo trong cộng đồng.

Những người mắc bệnh lao thường có các biểu hiện: Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm hoặc ho ra máu); Người bệnh gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi "trộm" ban đêm, kèm theo đau ngực, đôi khi khó thở.

Khi có các biểu hiện trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.



a1.jpg

Nếu bị mắc lao, người bệnh sẽ được điều trị theo phác đồ, có sự giám sát chặt chẽ của bác sỹ. Hiện nay đã có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy người bệnh cần tuân thủ điều trị:

Đúng: Đúng phác đồ, đúng liều lượng và đúng thuốc.

Đủ: Đủ thời gian từ 4 tháng đến 1 năm tùy theo loại phác đồ được bác sĩ chỉ định.

Đều: phải uống thuốc thật đều đặn hàng ngày, người bệnh không được tự ý ngưng thuốc hoặc bỏ thuốc.

Thuốc chữa lao được cấp miễn phí. Người dân tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, hoặc chữa thuốc Nam, hay chữa trị tại phòng khám tư.

Cách phòng chống bệnh lao:

Để phòng chống bệnh lao có hiệu quả, ngay tháng đầu sau sinh, tất cả trẻ đều phải tiêm vắc-xin phòng lao (BCG) nhằm giúp ngăn ngừa mắc bệnh Lao;

Mỗi người khi bị ho kéo dài hơn 02 tuần, cần đi khám, xét nghiệm đờm, chụp X.quang phổi để phát hiện bệnh lao;

Người bị bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và người xung quanh. Bệnh nhân lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 02 tháng đầu điều trị; cần phơi chăn, chiếu, vật dụng ra nắng mỗi ngày;

Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý;

Phát hiện sớm người mắc bệnh Lao điều trị kịp thời và đúng phác đồ để không còn khả năng lâybệnh cho người khác.

 COVID-19 và lao đều là 2 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan qua không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng bệnh lao vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng. Không ai bị mắc lao mà tử vong ngay, bệnh thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Từ khi phát bệnh đến khi tử vong thì đã lây sang rất nhiều người khác. Vì vậy, phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống cho người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan cho cộng đồng và giảm nhanh dịch tễ bệnh lao.

Tiêm vắc xin phòng lao BCG ngay trong tháng đầu sau sinh  cho trẻ là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất./.

              Nguồn: Trung Tuyến - TT VHTT&DL huyện Thọ Xuân

 

'ĐÚNG! CHÚNG TA CÓ THỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO'

Đăng lúc: 23/03/2023 10:51:18 (GMT+7)

Ngày Thế giới phòng chống lao (24/03) hàng năm là dịp nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với bệnh lao, đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt dịch bệnh lao trên toàn cầu.

 "Đúng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao"! Đây là Chủ đề năm nay mang đến niềm hy vọng và niềm tin mạnh mẽ như một lời khẳng định đanh thép của tất cả chúng ta rằng việc chấm dứt bệnh lao là hoàn toàn có thể.

a2.jpg

Trên cơ sở chủ đề của thế giới, áp dụng vào tình hình thực tế tại Việt Nam, chủ đề Ngày thế giới phòng chống lao năm 2023 của Việt Nam là "Việt Nam chiến thắng bệnh lao". Đây là một chủ đề dễ nhớ, như một lời khẳng định, thể hiện quyết tâm cao của cả mọi tầng lớp Nhân dân trong cuộc chiến đẩy lùi bệnh lao.

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên, bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Nguồn lây chính của bệnh lao là những bệnh nhân lao phổi có vi khuẩn lao trong đờm. Người bị lây do hít phải vi khuẩn lao của bệnh nhân lao phổi bắn ra môi trường xung quanh khi ho, khạc, hắt hơi, hoặc khi tiếp xúc trong thời gian dài và liên tục.

Hàng năm, Việt Nam phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc lao. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân được phát hiện và báo cáo mới chỉ đạt 60%, có nghĩa là có tới 40% số bệnh nhân lao chưa được phát hiện và hoặc được phát hiện nhưng chưa được báo cáo trong cộng đồng.

Những người mắc bệnh lao thường có các biểu hiện: Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm hoặc ho ra máu); Người bệnh gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi "trộm" ban đêm, kèm theo đau ngực, đôi khi khó thở.

Khi có các biểu hiện trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.



a1.jpg

Nếu bị mắc lao, người bệnh sẽ được điều trị theo phác đồ, có sự giám sát chặt chẽ của bác sỹ. Hiện nay đã có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy người bệnh cần tuân thủ điều trị:

Đúng: Đúng phác đồ, đúng liều lượng và đúng thuốc.

Đủ: Đủ thời gian từ 4 tháng đến 1 năm tùy theo loại phác đồ được bác sĩ chỉ định.

Đều: phải uống thuốc thật đều đặn hàng ngày, người bệnh không được tự ý ngưng thuốc hoặc bỏ thuốc.

Thuốc chữa lao được cấp miễn phí. Người dân tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, hoặc chữa thuốc Nam, hay chữa trị tại phòng khám tư.

Cách phòng chống bệnh lao:

Để phòng chống bệnh lao có hiệu quả, ngay tháng đầu sau sinh, tất cả trẻ đều phải tiêm vắc-xin phòng lao (BCG) nhằm giúp ngăn ngừa mắc bệnh Lao;

Mỗi người khi bị ho kéo dài hơn 02 tuần, cần đi khám, xét nghiệm đờm, chụp X.quang phổi để phát hiện bệnh lao;

Người bị bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và người xung quanh. Bệnh nhân lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 02 tháng đầu điều trị; cần phơi chăn, chiếu, vật dụng ra nắng mỗi ngày;

Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý;

Phát hiện sớm người mắc bệnh Lao điều trị kịp thời và đúng phác đồ để không còn khả năng lâybệnh cho người khác.

 COVID-19 và lao đều là 2 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan qua không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng bệnh lao vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng. Không ai bị mắc lao mà tử vong ngay, bệnh thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Từ khi phát bệnh đến khi tử vong thì đã lây sang rất nhiều người khác. Vì vậy, phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống cho người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan cho cộng đồng và giảm nhanh dịch tễ bệnh lao.

Tiêm vắc xin phòng lao BCG ngay trong tháng đầu sau sinh  cho trẻ là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất./.

              Nguồn: Trung Tuyến - TT VHTT&DL huyện Thọ Xuân

 

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Xuân Hồng, Thôn Vân Lộ, Xã Xuân Hồng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0987115468
Email:vpxuanhong @gmail.com